NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI TRÁM RĂNG

Trám răng là phương pháp thẩm mỹ khắc phục một số tình trạng răng khuyết điểm được nhiều người lựa chọn với chi phí rẻ và hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu rõ về kỹ thuật nha khoa này. Đừng bỏ lỡ những điều bạn cần biết trước khi trám răng trong bài viết sau nhé.

Các trường hợp nên trám răng

Trám răng là phương pháp thẩm mỹ phổ biến, tuy nhiên, nó không được khuyến khích trong tất cả trường hợp răng khuyết điểm. Dưới đây là một số trường hợp mà việc trám răng có thể được xem xét:

truong-hop-nen-tram-rang-tham-my
Các trường hợp nên trám răng
  • Răng bị sâu: Sâu răng là một vấn đề phổ biến bắt nguồn từ vi khuẩn. Trám răng sâu giúp lấp kín các lỗ sâu, ngăn chặn sự lan rộng của sâu và bảo vệ thân răng.
  • Răng bị mẻ hoặc gãy vỡ: Tai nạn, chấn thương hoặc va đập có thể gây mẻ hoặc gãy vỡ răng. Trám răng sử dụng chất liệu chuyên dụng trong nha khoa để phục hồi răng bị sứt mẻ, gãy vỡ. Nhờ đó, giúp khôi phục lại hình dạng và chức năng của răng tới 80 – 90%
  • Răng thưa: Trám răng có thể được sử dụng để lấp kín các kẽ hở do răng thưa, đặc biệt ở vị trí răng cửa. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp trường hợp răng thưa hở không quá lớn (2mm).
  • Thay thế trám cũ: Miếng trám răng không có tuổi thọ vĩnh viễn. Sau thời gian sử dụng, miếng trám có thể bị mài mòn và bong ra. Trong trường hợp này, việc trám lại răng là cách để duy trì hiệu quả.

Tuy nhiên, việc quyết định trám răng nên được đánh giá kỹ lưỡng bởi một bác sĩ chuyên nghiệp. Họ có thể đưa ra lời khuyên dựa trên tình trạng cụ thể của răng và nhu cầu của bạn, giúp bạn chọn lựa phương pháp trám răng phù hợp nhất.

>>>Tìm hiểu: TRÁM RĂNG THƯA CÓ TỐT KHÔNG? GIÁ BAO NHIÊU?

Các phương pháp trám răng phổ biến

Tìm hiểu phương pháp điều trị phù hợp cũng là một trong những điều bạn cần biết trước khi trám răng. Sau đây là 3 phương pháp trám răng phổ biến hiện nay.

Trám răng bằng vật liệu Composite

​​Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao: Composite có màu trắng ngà giống răng tự nhiên. Do đó, khi trám răng bằng vật liệu này không làm mất đi vẻ tự nhiên của nụ cười. Đặc biệt, được sử dụng cho các vị trí như: răng cửa, răng nanh để đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
  • Dễ dàng tạo hình: Composite dẻo và dễ sửa chữa. Có thể áp dụng trong nhiều tình trạng răng sâu, gãy vỡ,… Đối với trường hợp răng sau trám bị hỏng, bạn chỉ cần trám bù lên vùng hư tổn mà không cần hàn trám lại từ đầu.
  • An toàn tuyệt đối: Composite được làm từ các chất liệu an toàn, không gây kích ứng hoặc phản ứng với khoang miệng. Nhờ đó, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho người sử dụng
phuong-phap-tram-rang-composite
Phương pháp trám răng composite

Nhược điểm:

  • Tuổi thọ thấp: Miếng trám Composite thường chỉ kéo dài từ 3-5 năm. Vật liệu này ít hơn so với các vật liệu Amalgam (10 năm). Phù hợp cho vị trí răng không chịu lực nhai mạnh như răng cửa và răng nanh.
  • Đòi hỏi yêu cầu cao. Vật liệu Composite có khả năng đàn co ngót, nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể để lại lỗ hổng nhỏ trong miếng trám, dẫn đến tình trạng sâu răng. Nếu bạn lựa chọn phương pháp này, cần lựa chọn địa chỉ trám răng uy tín để thực hiện.

>>>Tham khảo: TRÁM RĂNG LÀ GÌ? MÁCH BẠN ĐỊA CHỈ TRÁM RĂNG UY TÍN

Trám răng bằng vật liệu Amalgam

Amalgam là một vật liệu trám răng truyền thống được tạo nên từ hợp kim thủy ngân, bạc, đồng và thiếc. Thường có màu bạc, nó được sử dụng chủ yếu cho các răng phía trong như răng hàm và răng tiền hàm. Chất liệu này không độc hại và không kích ứng với răng và mô mềm. 

Ưu điểm:

  • Phục hình hiệu quả: Amalgam linh hoạt và dễ đi vào các kẽ hở nhỏ, dễ dàng lấp đầy mọi khuyết điểm từ nhỏ đến lớn trên răng.
  • Độ bền cao: Amalgam là một vật liệu có độ bền cao, không bị ảnh hưởng khi phải chịu lực nhai mạnh. Nếu chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của Amalgam có thể kéo dài tới 10 năm hoặc hơn.
  • Chi phí thấp: Amalgam có chi phí thấp hơn so với nhiều phương pháp trám răng khác. Thông thường, giá trám răng bằng Amalgam dao động từ 150.000đ – 700.000đ/răng.
  •  Thời gian thực hiện nhanh chóng: Quá trình trám răng bằng Amalgam chỉ khoảng 15 – 20 phút hoàn thành.
tram-rang-Amalgam-co-tot-khong
Phương pháp trám răng bằng vật liệu Amalgam

Nhược điểm:

  • Hạn chế về tính thẩm mỹ. Vật liệu Amalgam có màu bạc, do đó, nó chỉ thích hợp cho việc trám ở khu vực răng hàm. Với trường hợp trám răng cửa, không được khuyến khích.
  • Rủi ro dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với thủy ngân có trong Amalgam. Trước khi quyết định sử dụng phương pháp này, nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo không gây ra các vấn đề dị ứng.
  • Nguy cơ độc hại: Thủy ngân trong Amalgam có thể gây nguy cơ độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đặc biệt, trong quá trình nhai thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

>>>Xem thêm bài viết: REVIEW CHI PHÍ TRÁM RĂNG SÂU LẤY TỦY

Trám răng Inlay và Onlay (Trám Đúc)

Đây là phương pháp trám răng bằng cách đúc nguyên khối bằng vật liệu vàng hoặc sứ. Hay nói cách khác, đây là cách trám tương tự như bọc răng sứ. Với việc thiết kế khối vật liệu tương tự răng thật, sau đó gắn vào bị trí răng mất.

nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-tram-rang
Phương pháp trám răng Inlay, Onlay

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu lực cao: Trám răng inlay và onlay được đúc cứng trước khi lắp vào răng, giúp chịu lực nhai mạnh mẽ mà không bị biến dạng hoặc hỏng hóc. Điều này giúp bảo vệ và nâng đỡ thân răng tổn thương hiệu quả.
  • Phù hợp cho mọi tình trạng răng: răng sâu, răng gãy vỡ, răng thưa,… Trám đúc nguyên khối giống như một chiếc răng thật chụp lên phần răng đã tổn thương. Do đó, phương pháp này giải quyết nhiều tình trạng răng, vị trí răng tổn thương.
  • Tính thẩm mỹ cao: so với 2 phương pháp trám bằng composite và Amalgam. Trám răng Inlay và Onlay giúp phục hình răng thẩm mỹ nhất. 
  • Tạo hình chính xác: Trám răng inlay và onlay được chế tạo tại phòng lab dựa trên dữ liệu từ răng của bạn. Nhờ đó, đảm bảo việc lắp đặt chính xác và vừa vặn, không gây kênh cộm.

Nhược điểm:

  • Chi Phí Cao: So với các phương pháp trám răng khác, trám răng inlay và onlay có chi phí cao hơn do yêu cầu công nghệ và kỹ thuật chế tạo chính xác. Giá từ 1.000.000đ trên mỗi răng, chi phí gần với bọc răng sứ.
  • Thời gian thực hiện lâu hơn, kéo dài 2 hôm điều trị.

Trên đây là 3 phương pháp trám răng phổ biến được nhiều người lựa chọn. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, phương pháp trám răng nào tốt nhất còn tùy thuộc vào tình trạng răng và nhu cầu sử dụng đối với mỗi người.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng

Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng rất quan trọng để duy trì hiệu quả của liệu pháp trám răng và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng:

  • Không ăn nhai trong khoảng 2 tiếng sau khi trám răng để chất gắn được bám chắc và cố định.
  • Đánh răng đúng cách. Sử dụng bàn chải răng mềm, có đầu nhỏ để đánh răng với một lực vừa phải. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng.
  • Vệ sinh bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Đây là 2 dụng cụ giúp loại bỏ các thức ăn dư thừa, mắc kẹt trong các kẽ răng, rãnh răng sau khi trám.
  • Hạn chế thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Đồng thời, sử dụng lực cắn vừa phải và hạn chế tối đa tại các vị trí trám răng.
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Việc thăm khám đúng hẹn sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng răng và phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có). Từ đó, có phương án giải quyết sớm, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Đó cũng là cách duy trì thời gian sử dụng sau khi trám răng. Đặc biệt, việc lựa chọn địa chỉ trám răng uy tín rất quan trọng. Điều này quyết định phần lớn tới hiệu quả và tuổi thọ của miếng trám răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *