TRÁM RĂNG CÓ TỐT KHÔNG? KHI NÀO NÊN THỰC HIỆN?

Trám răng có tốt không? Đây có phải là phương pháp nha khoa vừa tiết kiệm chi phí lại mang lại hiệu quả cao? Cùng tìm hiểu chi tiết về trường hợp được phương pháp này nhé.

Trám răng là gì?

Trám răng, còn gọi là hàn răng, là một phương pháp nha khoa phổ biến sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào vùng mô răng bị thiếu. Phương pháp giúp khắc phục các tình trạng răng như: răng sứt mẻ, răng thưa, răng sau điều trị tuỷ,… Không chỉ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng, mà còn cải thiện chức năng nhai hiệu quả. Đặc biệt, phương pháp này không phải mài cùi răng nên không gây ảnh hưởng đến cấu trúc.

tram-rang-co-tot-khong
Phương pháp hàn trám răng

Chất liệu dùng để trám răng đa dạng tại các địa chỉ trám răng uy tín mà bạn lựa chọn. Sau đây là một số loại vật liệu thường được sử dụng tại nha khoa:

  • Amalgam (Trám bạc)
  • Trám răng bằng Vàng
  • Trám răng bằng Composite (Phủ sứ nano)
  • Trám răng bằng chất liệu GIC
  • Trám răng bằng sứ Inlay – Onlay

Mỗi loại vật liệu dùng để trám răng đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến của nha sĩ. Đồng thời, lựa chọn địa chỉ trám răng uy tín trước khi thực hiện.

>>>Xem thêm: RĂNG CỬA BỊ SÂU NÊN TRÁM HAY BỌC SỨ?

Trám răng có tốt không?

Hàn trám răng trở thành kỹ thuật nha khoa phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi gặp một số vấn đề về răng miệng.

khi-nao-nen-thuc-hien-tram-rang
Khi nào nên thực hiện trám răng?
  • Tính thẩm mỹ: Trám răng giúp khắc phục những chiếc răng khuyết điểm, mang lại hàm răng đẹp hơn. Với các loại vật liệu trám đa dạng, bạn có thể lựa chọn màu sắc và kiểu dáng phù hợp.
  • Khắc phục vấn đề răng: Trám răng giúp khắc phục các vấn đề như sứt mẻ, hay răng thưa, răng sau khi điều trị tuỷ. Bằng cách bổ sung và bảo vệ vùng mô răng bị hỏng, trám răng cải thiện chức năng nhai và bảo vệ răng chắc khoẻ hơn.
  • Độ bền khá tốt. Các loại vật liệu trám răng hiện đại đều được thiết kế để chịu được áp lực nhai hàng ngày. Đảm bảo chức năng ăn nhai khi sử dụng.
  • Bảo vệ răng: Trám răng không chỉ làm đẹp nụ cười mà còn bảo vệ răng khỏi tác động của vi khuẩn và sự tiến triển của sâu răng.
  • Thực hiện nhanh chóng: Thời gian trám răng thường không lâu bằng phương pháp bọc răng sứ. Quy trình trám răng trung bình từ 10 – 15 phút. 
  • Chi phí thấp: Với các trường hợp răng khuyết điểm trên, phục hình bằng phương pháp bọc răng sứ sẽ tốn khá nhiều chi phí. Trong khi đó, giá hàn trám răng chỉ dao động từ 100.000đ – 400.000đ/răng (tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ).

>>>Tìm hiểu: TRÁM RĂNG LÀ GÌ? MÁCH BẠN ĐỊA CHỈ TRÁM RĂNG UY TÍN

Trám răng có tẩy trắng được không?

Trám răng có tẩy trắng được không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi gặp vấn đề răng xỉn màu. Theo bác sĩ, trong nhiều trường hợp, sau khi trám răng, bạn vẫn có thể thực hiện tẩy trắng răng. Tuy nhiên, việc tẩy trắng răng sau khi đã trám răng cần phải được chỉ định bởi nha sĩ chuyên nghiệp. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:

  • Vật liệu trám răng: Loại vật liệu trám răng và loại tẩy trắng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Nha sĩ của bạn sẽ kiểm tra và đánh giá loại trám răng đã được sử dụng để quyết định liệu việc tẩy trắng răng có thể thực hiện một cách an toàn hay không.
  • Thời Gian: Thông thường, nha sĩ sẽ đợi một thời gian sau khi trám răng. Điều này để đảm bảo rằng trám răng đã hoàn toàn ổn định và cố định trên bề mặt răng trước khi thực hiện tẩy trắng.
  • Lưu ý, trong một số trường hợp, tẩy trắng răng có thể làm mất đi màu của trám răng. Hơn nữa, chúng còn có nguy cơ gây ra mất đều màu trên bề mặt răng. Việc tẩy trắng có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm trong một thời gian ngắn.
tram-rang-co-tay-trang-duoc-khong
Trám răng có tẩy trắng được không?

Trám răng có niềng được không?

Trám răng và niềng răng là hai phương pháp nha khoa khác nhau nhằm cải thiện vấn đề răng miệng. Vậy, trám răng có niềng được không? Thông thường, trám răng và niềng răng không được thực hiện đồng thời trên cùng một răng. Tuy nhiên, có một số tình huống có thể kết hợp cả hai phương pháp này:

  • Trám răng và niềng răng cùng lúc. Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể kết hợp trám răng và niềng răng. Điều đảm bảo răng được trám và điều chỉnh một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu răng bị hỏng hoặc bị mẻ, trám răng có thể thực hiện trước khi bắt đầu quá trình niềng răng. Hay trường hợp không bọc sứ răng cửa bị sâu thì bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám.
  • Trám răng sau niềng răng. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn có thể cần trám răng để bổ sung các vết sứt mẻ hoặc mảng răng bị hỏng trong quá trình điều trị niềng. Hoặc trám răng để cải thiện thể hình răng đẹp hơn nếu không muốn can thiệp bọc răng sứ dính liền.
tram-rang-co-nieng-duoc-khong
Trám răng có niềng được không?

>>>Đừng bỏ lỡ: TRÁM RĂNG VÀ TẨY TRẮNG RĂNG – REVIEW CHI PHÍ

Bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp, hàn trám răng có tốt không? Và những trường hợp được thực hiện. Có thể thấy, đây là phương pháp nha khoa phổ biến với nhiều lợi ích mang lại. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lựa chọn địa chỉ trám răng uy tín để thực hiện nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *