5 HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG KHI BỊ MẤT RĂNG

Mất răng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan khi gặp tình trạng này. Đừng bỏ lỡ bài viết để hiểu rõ và chi tiết nhất về 5 hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng nhé!

Nguyên nhân bị mất răng

5 hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng mà ít ai biết. Và việc bị mất răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Sâu răng nặng: Sâu răng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng. Vi khuẩn từ sâu răng tác động trực tiếp đến cấu trúc răng khiến răng bị vỡ vụn. Ăn sâu vào tuỷ, thậm chí là mất chân răng và cần nhổ bỏ.
  • Chấn thương: Tai nạn hoặc chấn thương vùng miệng và răng có thể gây gãy/nứt răng. Nếu không được xử lý kịp thời, răng có thể bị mất hoàn toàn.
  • Cao răng nhiều, bám lên chân và mặt răng. Nhiều người chủ quan việc lấy cao răng định kỳ khiến cho các mảng bám dày đặc lên răng. Điều này không chỉ lấy hôi miệng mà còn dẫn tới tụt lợi và răng bị lung lay và mất răng.
  • Tuổi tác: Lão hóa là một nguyên nhân tự nhiên dẫn đến mất răng. Răng bị mòn và suy yếu khi bạn già đi, làm cho chúng dễ gãy hoặc bị mất.
  • Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: Thiếu canxi và các khoáng chất quan trọng khác có thể gây suy yếu răng và dễ bị rụng.
  • Thói quen sử dụng răng để cắn xé các vật cứng như: mở nắp chai, cắn xé vỏ túi,… 
  • Sử dụng thuốc lá, chất kích thích hoặc các thực phẩm chứa cồn nhiều có thể gây hại cho răng và nha chu, dẫn đến mất răng.
  • Răng số 8 (răng khôn) mọc lệch: Nếu răng số 8 mọc không đúng hướng hoặc gây áp lực lên răng lân cận. Nếu không khám răng khôn để phát hiện sớm và loại bỏ, sẽ dẫn tới răng số 6,7 bị lung lay và rụng.
  • Chăm sóc răng miệng sai cách. Răng và nha chu cần được chăm sóc bằng cách đánh răng đúng kỹ thuật và thường xuyên. Việc thiếu chăm sóc răng miệng có thể gây mất răng.
nguyen-nhan-mat-rang
Nguyên nhân gây mất răng

5 hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng

Mất răng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số hậu quả khi bị mất răng:

  • Suy giảm chức năng ăn nhai. Tùy vào vị trí răng bị mất sẽ ảnh hưởng tới mức độ ăn nhai. Mất răng vùng răng cửa sẽ hạn chế cắn xé thức ăn. Mất răng vùng răng hàm sẽ gây khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn.
  • Xô lệch răng. Khi một hay nhiều chiếc răng bị mất mà không được thay thế kịp thời sẽ dẫn tới các răng còn lại bị xô đẩy vào vùng răng bị trống.
  • Tiêu xương. Đây là hậu quả gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Răng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và mức độ kích thước của xương hàm. Khi tiêu xương, gương mặt bị chảy xệ khiến bạn trông già hơn so với tuổi.
  • Gương mặt mất cân đối gây tự ti và sa sút tinh thần. Mất răng dẫn tới xô lệch răng, hóp má vùng mất răng khiến khuôn mặt không còn hài hoà như trước.
  • Rủi ro nhiễm trùng và viêm nướu: Các khoảng trống do mất răng có thể trở thành nơi tập trung vi khuẩn, gây nhiễm trùng và viêm nướu. Viêm nướu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm mô nha chu và mất thêm răng.
5-hau-qua-nghiem-trong-khi-bi-mat-rang
Hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng

Vì vậy, duy trì sức khỏe răng miệng và thay thế răng mất một cách kịp thời và hiệu quả rất quan trọng để tránh những hậu quả nghiêm trọng này và duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt.

>>>Xem thêm: LẤY TỦY BỌC RĂNG SỨ MẤT BAO LÂU? CÓ NÊN BỌC RĂNG SỨ SAU KHI LẤY TỦY?

Cách khôi phục răng bị mất hiệu quả

Bị mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai và sức khỏe người bệnh. Nhiều người rất hoang mang và lo lắng khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay, bạn không còn quá lo lắng về vấn đề này.

Có 3 cách khôi phục răng bị mất phổ biến là: Trồng răng hàm giả tháo lắp, Bọc răng sứ dính liền và trồng răng Implant. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Tuỳ vào tình trạng răng, sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

phuong-phap-khoi-phuc-rang-mat
3 Phương pháp trồng răng bị mất

Vậy, cách khôi phục răng bị mất hiệu quả nhất là gì? Theo đánh giá, trồng răng implant là phương pháp khôi phục răng mất tốt nhất. Đặc biệt, với trường hợp cần trồng răng cấm hàm dưới thì đây là giải pháp mang lại hiệu quả cao. Thực hiện trồng răng uy tín sẽ đảm bảo ăn nhai như răng thật tới 99%. Hiệu quả lâu dài và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp mất răng nào cũng nên thực hiện phương pháp này.

>>>Tìm hiểu: NÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT HAY BỌC RĂNG SỨ DÍNH LIỀN?

Khi nào không nên trồng răng Implant

trong-rang-implant
Trồng răng cấm hàm dưới bằng Implant

Có một số trường hợp khi trồng răng implant có thể bị chống chỉ định. Dưới đây là những tình huống khi bác sĩ có thể khuyên người bệnh không nên tiến hành trồng răng implant để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị:

  • Người dưới 18 tuổi: độ tuổi có xương hàm đang trong quá trình phát triển. Nếu can thiệp trồng răng implant có thể dẫn đến sự phát triển sai lệch của cấu trúc xương hàm.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai không nên trồng răng implant. Quá trình này đòi hỏi sử dụng gây tê, gây mê và kháng sinh. Những thứ này có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát máu và ứng phó với quá trình cấy ghép implant.
  • Người già không đủ sức khoẻ. Trong trường hợp này, bọc răng sứ dính liền hoặc trồng răng hàm giả tháo lắp là phương pháp được ưu tiên hơn.

Bị mất răng và những hậu quả nghiêm trọng mà người bệnh không nên chủ quan. Hãy lựa chọn nha khoa trồng răng uy tín để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

>>>Xem bài viết: REVIEW TOP 10 NHA KHOA TRỒNG RĂNG IMPLANT ĐƯỢC CHỌN NHIỀU NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *