RĂNG SỨ BỊ MẺ PHẢI LÀM SAO? CÁCH XỬ LÝ

Nếu một ngày đẹp trời bạn gặp phải trường hợp răng sứ bị mẻ và không biết phải làm sao. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để bỏ túi ngay cho mình biện pháp và cách xử lý.

Nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị nứt mẻ. Hãy tham khảo những nguyên nhân dưới đây để biết cách chủ động phòng tránh việc răng sứ bị mẻ:

Lệch khớp cắn

Điều quan trọng nhất trong việc gắn răng sứ là phải đảm bảo được khớp cắn của người bệnh không bị sai lệch. Nếu khớp cắn bị sai lệch sẽ gây áp lực lên răng sứ và khiến răng bị mẻ, nứt thân răng. 

Do không gắn khít vào cùi răng

Răng sứ không được gắn khít vào cùi răng thật sẽ làm hở chân răng và lâu dài sẽ gây nứt, mẻ răng sứ. Hơn thế, việc để hở chân răng còn gây ra tình trạng oxy hóa cùng khoáng chất trong thức ăn. Làm cho lớp sứ mỏng dần khiến viền chân răng bị đen, mất thẩm mỹ.

Răng sứ và răng thật không khít nhau

Việc dán sứ Veneer là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ưu điểm của dán Veneer là không cần mài răng, giúp bảo toàn răng thật. Nhưng khuyết điểm lại là việc răng sứ không được dán khít lên răng thật do kết cấu của răng thật gồ ghề, không bằng phẳng. Do đó, khi bọc lớp sứ lên răng thật sẽ tạo nên những lỗ hở giữa 2 lớp này. Tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ gây viêm.Tình trạng này trở nặng sẽ gây chảy máu nướu. Sau đó là bị tiêu xương quanh răng, tạo ra khe hở khiến răng sứ dễ bị nứt, mẻ.

Răng sứ chất lượng thấp

Việc chọn nha khoa uy tín để có một hàm răng sứ chất lượng là rất quan trọng. Một chiếc răng sứ kém chất lượng sẽ có thể sẽ có màu đục, quá to so với răng thật hoặc yếu và dễ bị sứt mẻ.

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn đồ ăn cứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến răng sứ bị mẻ. Ngoài ra, thói quen cắn móng tay, các loại hạt hoặc nhai nước đá… cũng gây hại cho răng như vậy.

Tác động bên ngoài

Ngoài ra, những tác động bên ngoài như khi chơi thể thao. Di chuyển bằng xe máy trên đường gồ ghề… cũng có thể khiến răng sứ bị nứt vỡ.  

Không khám răng định kỳ

Định kỳ, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng xung quanh răng sứ vì người có răng sứ cũng dễ mắc bệnh nha chu như bình thường. Nếu bạn không chịu khám răng định kỳ. Bạn cũng dễ gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng khiến răng dễ bị mẻ, nứt. 

rang-su-bi-me
Răng sứ bị mẻ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan

Nên làm gì khi răng sứ bị mẻ? 

  • Khi răng sứ gặp tình trạng mẻ, nứt. Hãy tuân thủ những bước sau để cứu chiếc răng sứ của bạn nhé: 
  • Loại bỏ các mảnh sứ tách rời ra khỏi miệng của bạn. 
  • Cất những mảnh sứ bạn tìm thấy và bảo quản nếu sứ vẫn còn nguyên vẹn, nha sĩ có thể gắn lại.
  • Liên hệ với nha khoa và thông báo tình hình để được hướng dẫn điều trị hay cách xử lý. 
  • Vị trí bị mẻ trên răng sứ có thể  sắc, bén nên bạn hãy kiểm tra độ sắc của vị trí răng bị nứt vỡ. Nếu cần, hãy mua sáp nha khoa để phủ lên bề mặt của nơi bị vỡ để bảo vệ môi, má trong và lưỡi của bạn không trầy xước. 
  • Hạn chế tạo áp lực lên răng sứ hay không nhai, cắn mạnh, không ăn đồ ăn nóng/lạnh.

>>> Tham khảo thêm bài viết: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG SAU KHI BỌC RĂNG SỨ

Cách xử lý khi răng sứ bị mẻ

Đối với các trường hợp răng sứ bị gãy, vỡ các bác sĩ nha khoa thường khuyên sử dụng phương pháp trám răng. Vậy trám răng là gì và thực hiện ra sao?

Trám răng là phương pháp bổ sung men răng nhân tạo để phục hồi mô răng do những khiếm khuyết như: răng bị sâu, sứt mẻ, răng thưa, giúp răng hoàn thiện về cả mặt hình dáng lẫn màu sắc. 

tram-rang
Trám là một trong những cách thức để xử lý các trường hợp răng bị sứt mẻ

Dưới đây là một số loại vật liệu có thể trám lại răng sứ  bạn có thể tham khảo:

  • Trám răng hỗn hợp bạc (Amalgam): đây là hỗn hợp bao gồm bạc, thiếc, kẽm, đồng và thủy ngân có khả năng chịu mài mòn, chịu lực tốt. Vật liệu này có giá thành thấp nhất trong số các vật liệu trám hiện tại. Tuy nhiên lại có nhược điểm là màu sắc tối hơn màu răng tự nhiên, không đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Trám răng plastic tổng hợp composite:đây là vật liệu trám răng thẩm mỹ hiệu quả cao và được nhiều người lựa chọn. Lý do bởi chất liệu này có màu sắc tương tự với màu răng tự nhiên. Tuy nhiên nó thường chỉ thích hợp khi sử áp dụng với các lỗ sâu nhỏ do dễ mòn, bong và còn dễ nhuốm màu thực phẩm. Do đó, tuổi thọ của nó rất thấp. 
  • Trám răng vàng: Cách này sử dụng vàng để làm đầy những vị trí lõm của răng. Chất liệu vàng chịu được lực nhai lớn, tốc độ mài mòn chậm hơn so với những loại vật liệu khác. Tuy nhiên, đây là hình thức trám răng tốn kém, phải thực hiện nhiều lần.

Bên cạnh việc trám lại răng sứ đã vỡ thì bạn có thể tham khảo thêm cách làm khác đó là cân nhắc bọc lại răng sứ mới cho vị trí răng đã bị sứt mẻ. 

Trên đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi răng sứ bị mẻ phải làm sao. Hy vọng reviewnhakhoa.vn đã đem đến cho bạn nguồn thông tin  hữu ích. Chúc bạn chọn được cách xử lý tốt nhất khi răng sứ của mình bị mẻ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *