Răng nhiễm Fluor có tẩy trắng được không? Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả trong bài viết sau nhé!
Răng nhiễm Fluor là gì?
Răng nhiễm fluor là dấu hiệu của việc có quá nhiều fluor trong cơ thể. Sự dư thừa fluor này có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng. Khi điều này xảy ra, trên răng sẽ xuất hiện các đốm trắng đục, tạo thành các mảng không đều màu trên bề mặt răng. Tình trạng này thường xuyên xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi khi răng tiếp xúc với một lượng lớn fluor trong một khoảng thời gian dài.
Ban đầu, sự nhiễm fluor có thể không gây ra các biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi tình trạng nhiễm fluor trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện các triệu chứng có thể quan sát bằng mắt thường, như:
- Các đốm trắng và mảng trắng trên bề mặt răng. Đốm màu trắng đục sẽ xuất hiện trên bề mặt răng. Chúng tạo thành các mảng trắng tùy thuộc vào mức độ nhiễm fluor.
- Răng không đều màu. Tình trạng nhiễm fluor nặng và kéo dài trong thời gian dài có thể khiến răng chuyển sang màu nâu, vàng sậm hoặc đen.
- Bề mặt răng sần sùi, gây mất tính thẩm mỹ.
Nếu bạn gặp một trong các dấu hiệu trên, cho thấy răng bị nhiễm Fluor. Hãy thăm khám kịp thời để bác sĩ đưa ra những phương án điều trị hợp lý.
>>>Tìm hiểu: BỌC SỨ RĂNG CỬA BỊ SÂU LOẠI NÀO TỐT?
Răng nhiễm Fluor có tẩy trắng được không?
Tẩy trắng răng là phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng xỉn và nhiễm màu hiệu quả. Với chi phí thấp, không xâm lấn răng thật, tẩy trắng răng được nhiều người lựa chọn để thay đổi màu răng trắng sáng. Vậy, trường hợp răng nhiễm Fluor có tẩy trắng được không?
Trên thực tế, răng nhiễm Fluor có thể tẩy trắng. Tuy nhiên, xét về hiệu quả thực hiện còn tùy thuộc vào mức ảnh hưởng của răng, cụ thể:
Trường hợp răng nhiễm Fluor nhẹ
Trong những trường hợp nhiễm fluor nhẹ, khi tình trạng chỉ là sự thay đổi màu sắc của răng và chưa gây tổn thương sâu, việc sử dụng công nghệ tẩy trắng răng tại nha khoa được xem xét. Khác với các tình trạng răng khác, tẩy trắng răng bằng các phương pháp tại nhà không mang lại hiệu quả. Ngược lại, các phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa sử dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp loại bỏ các vết đốm trắng, ố màu trên bề mặt răng.
Hiện nay, phương pháp tẩy trắng răng bằng Laser phổ biến và được chuyên gia đánh giá cao. Chỉ khoảng 30-45 phút thực hiện, bạn có thể sở hữu hàm răng trắng sáng hơn. Phí tẩy trắng răng dao động từ 1.500.000đ – 2.000.000đ cho mỗi lần thực hiện.
>>>Tham khảo thêm: TẨY TRẮNG RĂNG BỊ VÀNG LẠI SAU BAO LÂU?
Trường hợp răng nhiễm fluor nặng
Đối với trường hợp nhiễm fluor nặng, khi răng đã bị đậm màu và không còn khỏe mạnh, việc tẩy trắng thường không hiệu quả. Trong tình huống này, các biện pháp phục hình răng thẩm mỹ được khuyến khích. Bác sĩ nha khoa có thể đề xuất các phương pháp như dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ. Răng sứ với cấu tạo từ các lớp sứ cứng chắc, có độ cứng gấp 5-7 lần răng thật. Đặc biệt, màu răng trắng sáng, có hàng chục tone màu đa dạng bạn lựa chọn.
Do đó, đối với trường hợp răng nhiễm Fluor nặng, chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tẩy trắng răng. Các phương pháp bọc răng sứ không chỉ mang lại kết quả thẩm mỹ tốt nhất, mà còn giúp bảo vệ thân răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, bọc răng sứ có giá đắt hơn so với phí tẩy trắng răng. Đây cũng lý do khiến nhiều người cân nhắc khi quyết định thực hiện.
Để biết được, tình trạng răng của bạn nên tẩy trắng răng không? Trước hết, bạn cần lựa chọn địa chỉ tẩy trắng răng uy tín để thăm khám. Từ kết quả tình trạng răng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và đề xuất phương pháp điều trị hợp lý nhất. Đồng thời, chi phí tẩy trắng răng tại đó sẽ có giá niêm yết và không phát sinh phí trong quá trình thực hiện.
>>>Xem thêm: TOP 5 ĐỊA CHỈ TẨY TRẮNG RĂNG UY TÍN NHẤT HIỆN NAY
Cách ngăn ngừa răng nhiễm Fluor
Để ngăn ngừa tình trạng răng nhiễm fluor, bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau:
- Kiểm tra nồng độ Fluor trong nước sinh hoạt. Hiện nay, mức độ fluor cho phép là 0.7 – 1 mg trên một lít nước. Nếu vượt quá mức này, cần áp dụng các biện pháp như: chưng cất, lọc RO, hoặc thẩm thấu ngược để giảm lượng fluor.
- Sử dụng kem đánh răng đúng cách. Lựa chọn và sử dụng kem đánh răng có nồng độ fluor phù hợp với độ tuổi theo khuyến nghị của bác sĩ nha khoa. Một trong những sai lầm nhiều người thường mắc phải là cho trẻ em sử dụng kem đánh răng của người lớn.
- Sử dụng lượng kem đánh vừa đủ, tránh nuốt phải kem đánh răng.
- Đánh răng không nên kéo dài quá lâu để tránh việc ngấm fluor vào men răng. Sau khi đánh răng, sử dụng nước sạch để rửa trôi lượng fluor còn sót lại.
- Tránh ăn liên tục trong thời gian dài các loại thực phẩm chứa nhiều fluor như: Tôm, cua, rượu vang, nho đen,…
Fluor là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của răng. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm fluor và mất đi thẩm mỹ của răng. Bằng cách tuân thủ các biện pháp trên, bạn có thể giữ cho sức khỏe răng và ngăn chặn tình trạng nhiễm fluor không mong muốn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng này, hãy nhanh chóng đến các địa chỉ tẩy trắng răng uy tín để được bác sĩ hướng dẫn nhé.