RĂNG BỊ Ố VÀNG KHI NIỀNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Răng bị ố vàng, xỉn màu khi niềng răng khiến nhiều người rất tự ti và lo lắng. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra nguyên nhân và cách giải quyết răng bị ố vàng khi niềng hiệu quả. Đồng thời, giải đáp về việc tẩy trắng răng cho người niềng răng.

Nguyên nhân răng bị ố vàng khi niềng

Răng bị ố vàng, xỉn màu là một trong những tình trạng phổ biến khi niềng răng. Nguyên nhân do đâu? Có phải tất cả người niềng răng đề bị ố vàng hơn trong khi niềng và sau khi tháo niềng? Có thể bạn đang gặp phải một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Niềng răng là việc sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng tác động lực lên răng, giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Các vật liệu sử dụng trong niềng răng an toàn với cơ thể, do đó, chúng không gây ảnh hưởng và tác động đến màu sắc răng.

rang-bi-o-vang-khi-nieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc
Phương pháp niềng răng

Nguyên nhân chính khiến răng bị ố vàng khi niềng răng là việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Đây là tình trạng thường xảy ra ở phương pháp niềng răng mắc cài. Ngược lại, ở phương pháp niềng trong suốt Invisalign tỷ lệ răng bị ố vàng, xỉn màu ít hơn so với niềng mắc cài. Lý do bởi, niềng răng mắc cài gắn các khí cụ cố định trên răng, gây khó vệ sinh răng miệng. Sau khi ăn uống, thức ăn dễ bị giắt vào các kẽ răng, mắc cài gây cản trở việc làm sạch răng. Các vụn thức ăn không được làm sạch bám vào răng, tạo nên các mảng bám gây răng xỉn màu. Hơn nữa, chúng còn là nguyên nhân gây sâu răng phổ biến khi niềng.

>>>Xem bài viết: RĂNG Ố VÀNG: TẨY TRẮNG HAY BỌC SỨ TỐT HƠN?

Chế độ ăn uống & thói quen sinh hoạt

Thông thường, việc sử dụng các thực phẩm đậm màu như: cafe, trà, nước ngọt,… gây răng ố vàng. Khi niềng răng, việc làm sạch trở nên khó khăn hơn. Do đó, niềng răng sử dụng nhiều thực phẩm trên càng khiến răng ố vàng với tốc độ nhanh chóng.

Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân răng bị xỉn màu nặng.

Không lấy cao răng định kỳ

cao-rang- la-gi
Cao răng/vôi răng

Khi niềng răng, người niềng cần đến nha khoa tái khám 2 -6 tuần/lần. Ở những lần này, bác sĩ không chỉ siết răng, kiểm tra răng miệng mà còn giúp bạn vệ sinh răng sạch sẽ. Tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện bởi nha khoa niềng răng uy tín. Một số nha khoa không chăm sóc khách hàng chu đáo. Từ đó, dẫn tới mảng bám cao răng nhiều bám lên bề mặt răng. Không chỉ gây ố vàng, điều này còn khiến cho răng bị tụt lợi, viêm nướu và nhiều bệnh lý khác.

Do đó, khi niềng răng, bạn cần lấy cao răng, vệ sinh răng tại nha khoa định kỳ. Đây là thời điểm cần quan tâm hơn đến tình trạng răng. Nếu có sự biến đổi hay bất thường, cần được sự tư vấn của bác sĩ tại nơi niềng răng uy tín.

Vệ sinh răng đúng cách khi niềng răng

Khác với bọc răng sứ, niềng răng cần rất nhiều thời gian thực hiện. Thông thường, thời gian để chỉnh nha dao động từ 18 – 36 tháng. Nhiều người rất lo lắng về việc vệ sinh răng miệng khi niềng để không bị răng ố vàng hay sâu răng. Cùng reviewnhakhoa.vn tìm hiểu vệ sinh răng đúng cách khi niềng răng sau:

Niềng răng mắc cài

So với niềng trong suốt Invisalign, niềng răng mắc cài gặp nhiều khó khăn hơn trong việc vệ sinh răng miệng. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn phương pháp niềng này, hãy chú ý một số cách vệ sinh sau:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng, tránh bong mắc cài làm sạch sâu vào các kẽ răng.
  • Vệ sinh răng miệng trên 2 lần/ngày. Ngay sau khi ăn xong, bạn cần vệ sinh răng sớm nhất, tránh việc mảng bám tích tụ gây cao răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và máy tăm nước hỗ trợ quá trình vệ sinh răng. Các vật dụng này sẽ giúp răng bạn sạch sâu trong các kẽ răng và kẽ mắc cài.
  • Kết hợp nước súc miệng, nước muối sinh lý súc miệng sau khi đánh răng.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa flour, giúp lợi và răng chắc khỏe hơn. Đồng thời, giảm thiểu sự hình thành của mảng bám trong kẽ răng.
  • Thay thun gắn mắc cài thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tái khám răng định kỳ để được nha khoa vệ sinh răng miệng.

Niềng trong suốt Invisalign

Đối với niềng trong suốt Invisalign, cách vệ sinh răng miệng dễ dàng và đơn giản hơn. Bạn có thể tháo rời khay niềng khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Do đó, thời gian làm sạch răng thường diễn ra nhanh hơn.

Bên cạnh những cách vệ sinh đã nêu ở trên, bạn cần vệ sinh máng/khay niềng thường xuyên để làm sạch và tránh răng bị ố vàng.

nieng-rang-trong-suot-invisalign
Niềng răng không mắc cài

>>>Xem thêm: NIỀNG RĂNG TRONG SUỐT INVISALIGN CÓ TỐT KHÔNG?

Dịch vụ tẩy trắng răng sau khi tháo niềng

Nếu răng bị ố vàng trong quá trình niềng, bạn không nên quá lo lắng. Nếu không thể cải thiện được màu sắc răng trong việc vệ sinh răng, bạn có thể nhờ sự can thiệp của dịch vụ tẩy trắng răng tại nha khoa. Tuy nhiên, tẩy trắng răng chỉ được thực hiện sau khi tháo niềng khi niềng răng mắc cài.

Sau khi hoàn tất quá trình nha, bạn sẽ được tháo gỡ mắc cài và các khí cụ nha khoa khác. Ngay sau đó, bạn có thể tẩy trắng răng để sở hữu hàm răng trắng sáng như mong muốn.

Với phương pháp niềng khay trong suốt, bạn có thể tẩy trắng răng bất kỳ lúc nào mà không cần hoàn tất quá trình niềng răng.

Răng bị ố vàng khi niềng là tình trạng phổ biến. Để hạn chế răng xỉn màu trong quá trình niềng, bạn cần quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời, việc lựa chọn nơi niềng răng uy tín rất quan trọng quyết định đến kết quả và bảo vệ răng chắc khỏe. Lưu ý rằng, sau khi tháo niềng, bạn nên lựa chọn địa chỉ tẩy trắng răng uy tín để thực hiện nhé.

>>>Tìm hiểu thêm: TOP 5 ĐỊA CHỈ TẨY TRẮNG RĂNG UY TÍN NHẤT HIỆN NAY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *