Móm răng là một trong những bệnh lý nha khoa không chỉ đem đến cho người bị móm sự bất tiện trong việc ăn nhai mà còn gây mất thẩm mỹ. Vậy niềng răng bị móm có hiệu quả không? phương pháp niềng răng nào phù hợp với người bị móm?
Thế nào là răng bị móm?
Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn. Trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Với trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới. Tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn có dạng ngược lại.
Khi bị móm hàm dưới đưa ra phía trước khiến vùng môi dưới hay vùng cằm nhô. Khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa. Khi ngậm miệng lại răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên khiến bạn tự ti khi giao tiếp. Bên cạnh đó, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, dạ dày, đường ruột…
Nguyên nhân khiến răng bị móm
Do di truyền
Răng móm do sai lệch hàm phần lớn do di truyền đặc điểm xương hàm từ bố mẹ sang con.
Do thói quen xấu
Một số tật xấu lúc nhỏ như mút tay, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng cũng sẽ gây móm răng
Do xương hàm
Hàm trên quá ngắn đến mức thụt vào bên trong gây lệch hàm. Hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức cũng là nguyên nhân làm cho hàm bị lệch.
Do cấu tạo răng/ Do mất răng
Cấu trúc răng gặp vấn đề hoặc thiếu răng làm lệch khớp hàm.
Những phương pháp niềng răng móm hiệu quả
Có đến 3 phương pháp để niềng răng bị móm. Tuỳ vào mức độ móm nặng hay nhẹ mà chọn phương pháp niềng răng cho phù hợp.
Niềng răng bị móm bằng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài sử dụng hệ thống mắc cài kim loại và dây cung gắn trực tiếp trên răng và tác động lực lên toàn bộ khuôn hàm. Phương pháp này có thể xem là phương pháp lâu đời nhất, hiệu quả cao, chi phí rẻ hơn những phương pháp niềng khác. Nhưng lại có điểm trừ về tính thẩm mỹ cũng như trải nghiệm niềng.
Với phương pháp này, bạn sẽ phải mang các mắc cài sắt trên răng trong thời gian từ 2-3 năm. Việc niềng mắc cài cũng có thể đi kèm với nhổ răng và các mắc cài dễ vướng vào môi má, gây cộm cấn ê đau.
Niềng răng bị móm bằng mắc cài sứ
Cũng tương tự niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ sử dụng dây cung và mắc cài gắn trên răng để đều sắp đều răng về vị trí. Khác biệt duy nhất là mắc cài sứ được dùng thay cho mắc cài kim loại. Với chất liệu sứ có màu giống với màu răng nên sẽ mang lại tính thẩm mỹ tốt hơn so với mắc cài kim loại.
Niềng răng bị móm bằng khay trong suốt
Máng niềng trong suốt được thiết kế riêng theo mẫu hàm của người bệnh. Sẽ tạo lực xiết trên răng giúp răng hai hàm dần về đúng vị trí.
Một ca niềng răng móm trong suốt sẽ có từ 25 – 45 khay niềng. Mỗi khay sẽ giúp răng dịch chuyển 0.25mm. Khi niềng răng Invisalign, người niềng sẽ cần đến nha khoa thăm khám khoảng 2 tuần/lần. Việc này nhằm theo sát tiến triển của quá trình niềng răng. Theo dõi sự dịch chuyển của răng và để điều chỉnh hay thay thế khay niềng trong giai đoạn niềng răng mới. Sau khoảng thời gian từ 16 – 20 tháng thì bạn sẽ hoàn tất quá trình niềng răng với một hàm răng đều đẹp, đạt tính thẩm mỹ cao.
Trong quá trình sử dụng thì niềng răng trong suốt mang lại cho người niềng răng trải nghiệm thoải mái nhất. Niềng răng tháo lắp dễ dàng tại nhà nên việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn. Thông thường bạn cũng có thể tự thay khay niềng ngay tại nhà mà không phải đến nha khoa. Do đó số lần tái khám định kỳ sẽ ít hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài truyền thống. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo thời gian đeo niềng tối thiểu để hiệu quả niềng được như mong muốn.
>>> Tham khảo thêm bài viết: ĐIỂM DANH CÁC LOẠI NIỀNG RĂNG PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY – SO SÁNH HIỆU QUẢ VÀ CHI PHÍ
Như vậy, có thể nói niềng răng là một rong số những phương pháp tối ưu, an toàn và hiệu quả dành cho những trường hợp răng bị móm. Tuỳ thuộc vào mức độ móm nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương niềng răng bị móm phù hợp và hiệu quả nhất. Kết quả niềng cũng có thể duy trì được lâu dài nếu bạn tuân thủ đúng theo liệu trình.