Niềng răng ăn gì ? Sau khi niềng răng bên cạnh việc phải vệ sinh răng cẩn thận thì ăn uống cũng là một trong những vấn đề nan giải đối với người niềng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Thận trọng trong ăn uống khi niềng răng là cần thiết
Sau khi niềng răng, bộ khí cụ gồm mắc cài và dây cung sẽ thường tiếp xúc với má, môi, nướu, lưỡi trong miệng khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, cộm và đau khi ăn nhai. Bên cạnh đó, dưới tác động từ lực kéo của dây cung và mắc cài bạn có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ. Tuy nhiên sau một vài tuần, khi đã quen bạn sẽ thấy hoàn toàn bình thường, không còn thấy đau. Việc ăn nhai trở nên thoải mái hơn.
Đặc biệt, trong quá trình niềng răng và hàm sẽ yếu hơn bình thường. Vì vậy bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thì việc ăn uống cũng rất cần chú ý.
Niềng răng ăn gì?
Một tuần đầu sau khi niềng răng và sau mỗi lần bác sỹ kiểm tra, xiết răng, răng chịu lực tác động mạnh nên thường sẽ có cảm giác căng tức. Vì vậy, thức ăn cho người sau niềng răng tốt nhất nên đảm bảo các yếu tố: mềm, lỏng, ít mảnh vụn và đủ dinh dưỡng.
Nếu bạn vẫn chưa biết niềng răng ăn gì thì hãy chọn những loại thực phẩm này nhé !
- Các thực phẩm nên được chế biến từ sữa như: phô mai, bơ mềm các loại bánh và sữa, sữa chua…
- Các món ăn làm từ trứng. Vì trong trứng có Vitamin D rất tốt cho răng miệng.
- Sử dụng các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mềm không rắc hạt. Vừa ngon miệng và bổ dưỡng, lại có lợi cho cơ thể. Không lo ảnh hưởng đến quá trình nhai khi mới niềng răng.
- Các thực phẩm xốp, mềm như: Ngũ cốc, các loại mì, cơm nấu chín mềm,
- Thức ăn được nấu, ninh chín, mềm như cháo, súp, bún, phở,…
- Thịt nên được chế biến cẩn thận, mềm, nhỏ như thịt băm viên, thịt hầm, thịt gia cầm và hải sản
- Rau quả, các món luộc, hấp, đậu phụ, các món nghiền như khoai tây…
- Trái cây: táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả
- Có thể dùng thêm các loại kem, sữa, chocolate, các loại bánh như brownies, cookies mềm
Niềng răng không nên ăn gì?
Trong thời gian niềng răng, bạn cần chú ý không nên ăn đồ cứng. Vì sẽ khiến răng và hàm phải vận động mạnh để nghiền thức ăn. Khi đó không chỉ làm đau răng, hàm mà cấu trúc hàm đang trong quá trình chuyển dịch có thể bị phá vỡ. Làm cho khay niềng bị đứt hoặc bung ra.
Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh bị ê buốt và làm yếu răng.
Một số loại thực phẩm bạn nên tránh:
- Các loại thức ăn dai và dẻo như bánh nếp, bánh dày, xôi chiên, bánh mì có vỏ dai cứng
- Các thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn
- Những thực phẩm cứng, khó nhai, cần nhiều lực như như kẹo, đá viên, xương, sụn,…
- Các món ăn cần phải nhai nhiều như bắp ngô luộc, táo, đùi – cánh gà
- Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng… hoặc quá lạnh như đá, kem,…
>>> Tham khảo thêm bài viết: TÌM HIỂU VỀ NIỀNG RĂNG CHO TRẺ VÀ BAO NHIÊU TUỔI NIỀNG RĂNG ĐƯỢC
Những lưu ý khác bạn cần phải nhớ khi đang niềng răng
Bước vào giai đoạn niềng răng như tách kẽ, nhổ răng, gắn mắc cài, siết răng,… thời gian đầu bạn sẽ thấy hơi đau và khó chịu. Để giảm thiểu cảm giác đau và đảm bảo hiệu quả niềng răng như mong muốn bạn cần lưu ý những điều sau:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Trong thời gian niềng, bạn cần dành thời gian vệ sinh răng thật kỹ. Để tránh thức ăn bám dính trên răng hoặc mắc cài. Tránh để thức ăn bám lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng, viêm nướu…
Bên cạnh đó, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, và sau khi ăn 30 phút. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như chỉ nha khoa, máy tăm nước… để giúp quá trình lấy thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
Cách ăn uống đúng cách
Trong giai đoạn đeo niềng, bạn nên sử dụng những thức ăn mềm. Như cháo, súp, sữa, đồ ăn nấu chín kỹ. Đối với thực phẩm như thịt, cá, trái cây, bạn nên cắt nhỏ ra để ăn. Tránh trường hợp bung và gãy mắc cài.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và an toàn, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm dai, cứng, dẻo để tránh làm rơi, gãy mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.
Những thức ăn có màu như nghệ, cà ri… cũng nên hạn chế vì khó làm sạch, dễ bám dính trên răng, dây thun gây mất thẩm mỹ.
Đồ ăn nhiều đường như kẹo, bánh cũng cần hạn chế… vì đường có thể bám dính trên răng, gây ra những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sâu, viêm nướu..ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
Như vậy, với những chia sẻ trên đây bạn đã biết niềng răng ăn gì và không nên ăn gì rồi đúng không nào. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu này cho những người đang quan tâm và theo dõi reviewnhakhoa.vn để biết thêm nhiều thông tin về chỉnh nha nhé.