Răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ khác nhau như thế nào? Bọc răng sứ loại nào tốt hơn? Sau đây là cách phân biệt loại sứ đơn giản, dễ hiểu và nhanh chóng nhất dành cho những người không am hiểu về răng sứ.
Phân biệt răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ
Phân biệt răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ là vấn đề không phải ai cũng nắm rõ. Để xác định được 2 loại răng sứ này, cần xem xét dựa trên một số tiêu chí sau:
Chất liệu và Cấu tạo
- Răng sứ kim loại: có phần khung sườn bên trong được làm từ hợp kim Niken – Crom, Crom – Coban, Titan,… và lớp sứ bên ngoài được cấu tạo từ vật liệu sứ.
- Răng sứ toàn sứ là chất liệu phục hình cao cấp được cấu tạo từ 2 phần chính, bao gồm lớp khung sườn và vỏ chụp được thiết kế hoàn toàn bằng sứ nguyên chất. Đặc biệt, khác với răng sứ không kim loại, lớp sườn bên trong của răng toàn sứ đều được làm hầu hết từ Cercon, Venus Zirconia hoặc Katana Zirconia…, với độ dày tối thiểu từ 0.3mm và dao động tùy thuộc vào tình trạng, vị trí phục hình của răng…
Tính thẩm mỹ
Răng sứ kim loại:
- Màu sắc không tự nhiên như răng toàn sứ. Nó ảnh hưởng và phụ thuộc bởi màu sắc bên trong lõi kim loại. Màu răng sứ kim loại thường có màu trắng đục và không có độ trong bóng.
- Xuất hiện các vệt đen khi có ánh sáng chiếu vào.
- Răng sứ có độ dày cao khiến răng dễ gặp tình trạng kênh cộm, thể hình xấu.
Răng sứ toàn sứ
- Màu sắc trắng trong như răng thật.
- Có nhiều tone màu lựa chọn, phù hợp với mọi độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp.
- Răng có độ bóng, sáng, tạo điểm nhấn cho nụ cười.
>>>Tìm hiểu: TOP 3 LOẠI RĂNG SỨ TỐT NHẤT HIỆN NAY
Độ cứng chắc
- Răng sứ kim loại có độ bền chắc lên tới 700 Mpa, giúp cải thiện chức năng ăn nhai tương đối tốt.
- Răng toàn sứ có độ cứng lên tới 1400 Mpa, đặc biệt ở những dòng sứ cao cấp như Orodent.
Tính an toàn sinh học
- Răng sứ kim loại dễ bị oxy hoá trong môi trường miệng. Do đó, dẫn tới các biến chứng sau thời gian sử dụng như: đen viền nướu, hở chân răng,… Đặc biệt, gây thích ứng với cơ thể. Hạn chế đối tượng sử dụng.
- Răng toàn sứ với 100% sứ nguyên chất, đảm bảo tính an toàn sinh học cao. Phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Tuổi thọ
Bởi cấu tạo và chất liệu khác nhau, do đó, tuổi thọ của 2 dòng răng sứ có sự chênh lệch đáng kể:
Răng sứ kim loại thường có tuổi thọ từ 6 – 10 năm nếu thực hiện tại nha khoa bọc răng sứ uy tín. Sau thời gian này, răng sứ sẽ xuất hiện các tình trạng như đen chân răng, rơi răng sứ, gãy/vỡ,…
Răng sứ toàn sứ có tuổi thọ cao hơn nhiều lần so với răng sứ kim loại. Thời gian sử dụng răng sứ này phụ thuộc vào loại răng sứ cụ thể. Trung bình tuổi thọ răng toàn sứ khoảng 20 – 30 năm. Một số dòng sứ cao cấp hơn như bọc răng sứ lava, Orodent, tuổi thọ có thể lên tới 50 năm hoặc trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
Chi phí răng sứ
- Giá bọc răng sứ kim loại thấp hơn răng toàn sứ. Chi phí dao động từ 200.000đ – 1.000.000đ mỗi răng.
- Giá bọc răng sứ toàn sứ từ 2.000.000đ – 20.000.000đ/răng. Chi phí khá cao nhưng xét về hiệu quả, mức giá này hoàn toàn phù hợp.
Đối tượng sử dụng
Phạm vi đối tượng sử dụng 2 dòng sứ hoàn toàn chênh lệch nhau. Răng sứ kim loại với nhiều nhược điểm trên khiến chúng không trở thành sự lựa chọn tốt trong một số trường hợp. Răng sứ kim loại chỉ nên sử dụng đối với phục hình vị trí răng hàm. Độ tuổi sử dụng dòng sứ này chủ yếu tập trung ở người lớn tuổi, không yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và thời gian sử dụng.
Ngược lại, dòng răng toàn sứ phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Răng khấp khểnh bọc sứ, bọc răng sứ giảm hô hay bất kỳ tình trạng răng nào, răng toàn sứ là sự lựa chọn được ưu tiên hơn. Đặc biệt, với trường hợp bọc sứ vị trí răng cửa và răng nanh.
>>>Xem thêm: BỌC RĂNG SỨ SAU BAO LÂU CẦN LÀM LẠI?
Bọc răng sứ loại nào tốt hơn?
Với sự khác nhau về chất liệu, tính thẩm mỹ và sự an toàn giữa 2 loại răng sứ. Có thể thấy, răng sứ toàn sứ có những ưu điểm vượt trội hơn. Đó cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc của bạn đọc: Bọc răng sứ loại nào tốt hơn?
Mặc dù chi phí rẻ là ưu điểm lớn nhất của dòng răng sứ kim loại. Tuy nhiên, xét về hiệu quả sử dụng, chi phí đó hoàn toàn không xứng đáng. Hiện nay, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khách hàng phải bọc răng sứ lần 2. Nguyên nhân chủ yếu bởi sử dụng răng sứ kim loại trước đó, hoặc thực hiện bởi bác sĩ tay nghề yếu, sai kỹ thuật.
Bọc răng sứ toàn sứ là khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa. Các tình trạng răng: răng khấp khểnh bọc sứ, răng thưa, gãy/vỡ, hô/móm, xỉn màu hoàn toàn có thể giải quyết triệt để bằng phương pháp bọc sứ. Với trường hợp mất răng và các răng kề cạnh khoẻ mạnh, bọc răng sứ dính liền cũng là phương pháp mang lại hiệu quả.
Do vậy, dù bạn gặp phải tình trạng răng nào, độ tuổi ra sao, răng sứ kim loại luôn được đánh giá cao hơn.
>>>Tham khảo: TOP 5 ĐỊA CHỈ BỌC RĂNG SỨ UY TÍN NHẤT HIỆN NAY
Răng cửa nên bọc sứ loại nào?
Răng cửa là răng nằm ở vị trí chính giữa và lộ ra bên ngoài khi giao tiếp. Mỗi người có 8 răng cửa (4 răng cửa trên và 4 răng cửa dưới). Bên cạnh răng hàm, răng cửa cũng là vị trí răng thường gặp nhiều tổn thương. Nguyên nhân chính có thể kể đến như: gãy vỡ do tai nạn, răng thưa, sâu kẽ, rạn nứt khi ăn nhai hoặc xỉn màu. Trong các trường hợp này, bọc răng sứ cho răng cửa là giải pháp được nhiều người lựa chọn.
Răng cửa nên bọc sứ loại nào? Xét về hiệu quả, tính thẩm mỹ, loại răng toàn sứ là sự lựa chọn đúng đắn, bởi:
- Răng cửa yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Răng toàn sứ với độ trong bóng cao giúp nụ cười hoàn hảo hơn. Bọc răng sứ lava hay orodent là giải pháp tốt nhất.
- Kéo dài tuổi thọ nhiều năm. Bọc răng toàn sứ sẽ không gây ra tình trạng đen viền nướu. Bạn có thể sử dụng hàng chục năm mà không cần bọc răng sứ lần 2.
- Ăn nhai thoải mái không lo bị gãy, vỡ với dòng răng sứ cứng gấp 5 -7 lần răng thật.
- Giữ tối đa răng gốc với độ dày sứ chỉ từ 0.3mm – 0.6 mm. Đặc biệt khi bọc răng sứ Orodent, tỷ lệ mài răng rất ít, bằng với dán sứ Veneer.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn phân biệt răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Răng toàn sứ với những ưu điểm vượt trội hơn, là loại sứ được chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Với nhiều dòng răng toàn sứ trên thị trường, bạn hãy lựa chọn dòng sứ tốt và phù hợp nhất. Trong đó, bọc răng sứ Lava và Orodent được đánh giá cao trong mọi tình trạng răng. Đặc biệt, lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín cũng là vấn đề không thể bỏ lỡ trước khi quyết định thẩm mỹ răng sứ.