Dán răng sứ có bền không là một trong những thắc mắc của không ít người khi có ý định dán răng sứ Veneer. Hãy cùng reviewnhakhoa.vn tìm hiểu chi tiết về phương pháp phục hình răng này và cách chăm sóc sau khi dán sứ veneer để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ được lâu nhất.
Dán răng sứ là gì? Có gì khác so với bọc răng sứ
Dán răng sứ là gì?
Dán răng sứ hay còn được gọi là dán sứ veneer, là một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa sử dụng mặt dán bằng lớp sứ mỏng được làm từ phôi sứ. Chỉ dày từ 00,3 – 0,5 mm bọc ra bên ngoài răng thật để đem lại hàm răng đều đẹp, trắng sáng. Mỗi lớp sứ đều được thiết kế theo kích thước và màu sắc của mỗi răng.
Dán răng sứ và bọc răng sứ có gì khác nhau?
Về cơ chế và mục đích: Về cơ chế dán sứ Veneer là dán lớp sứ mỏng lên bề mặt răng với mục đích làm đẹp cho hàm răng của bạn. Với bọc răng sứ, thay vì dán những chiếc răng của bạn sẽ được bọc một mão sứ bao quanh cồi răng gốc với mục đích tái tạo lại tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho những trường hợp răng gặp bệnh lý như sâu, mòn, vỡ …
Về kỹ thuật: Dán sứ Veneer chỉ cần mài răng từ 0.3 – 0.5mm và can thiệp mặt bên ngoài của răng nên không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng hay bất kỳ khó chịu nào. Còn với bọc sứ, bác sĩ cần mài khoảng 0.6 – 1.2mm để tạo cùi răng. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng hoặc dây chằng dẫn tới viêm lợi hoặc một số bệnh lý nha khoa khác nếu gặp phải bác sĩ tay nghề kém.
Về thời gian thực hiện: Chỉ mất 2 lần thăm khám trong khoảng 24h để hoàn thiện quá trình dán sứ veneer. Bọc răng sứ thì sẽ lâu hơn chút với từ 2 – 3 lần hẹn gặp bác sĩ trong 2 – 3 ngày.
Về tuổi thọ và độ bền: Sứ Veneer có tuổi thọ khoảng 10 năm, không thích hợp với những người có thói quen ăn đồ cứng hoặc nghiến răng khi ngủ. Bọc răng sứ thì có tuổi thọ tối đa đến hơn 20 năm, thậm chí cả đời nếu chăm sóc và bảo quản tốt.
Đối tượng phù hợp: Dán veneer được khuyên dùng cho các trường hợp răng bị mòn, vỡ ít không quá 1/3 thân răng hoặc những ai có men răng sáng nhưng gặp khuyết điểm bị thưa hoặc sứt mẻ mức độ nhẹ…Còn các trường hợp răng gãy vỡ, mòn men răng, răng khấp khểnh, răng sậm màu, răng bị hô hoặc móm nhẹ…thì nên bọc răng sứ
Có những loại dán sứ nào?
Mặt dán sứ Veneer thông thường
Các mặt dán sứ veneer thông thường được chế tác từ sứ Zirconia với khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, không bị mài mòn dưới tác động của vi khuẩn có hại hay áp lực trong quá trình ăn nhai, axit từ thực phẩm. Bên cạnh đó, sứ Zirconia còn được các bác sĩ đánh giá cao bởi độ trong mờ, đường vân, rìa cắn có tỷ lệ giống với răng thật.
Răng Veneer Snap on Veneer (tháo lắp)
Mặt dán sứ Veneers snap on veneer là một dạng răng veneer tháo lắp được thiết kế với dạng khay gần giống khay niềng trong suốt. Nhưng chỉ có mặt trong và mặt ngoài, riêng mặt nhai sẽ được để trống để bạn có thể thoải mái ăn nhai. Tuy nhiên loại răng này hiện ít được sử dụng, phần lớn chỉ được dùng như răng tạm để chờ quá trình chế tác miếng dán sứ veneer do tuổi thọ không cao, dễ bị hư hỏng.
Răng sứ Lumineer Veneer
Lumineer Veneer được biết đến là loại mặt dán sứ có bề ngang siêu mỏng chỉ khoảng 0,2mm và độ mờ cao. Vì vậy, khi sử dụng loại răng này, bác sĩ chỉ cần mài rất ít và thậm chí một số trường hợp sẽ không cần phải mài. Khi phục hình răng với Lumineer Veneer sẽ tạo được cảm giác tự nhiên và đảm bảo được tính thẩm mỹ. Tuy nhiên cùng vì mỏng nên tuổi thọ của loại sứ này kém hơn so với các loại mặt dán sứ veneer khác.
Răng Veneer Composite
Khác với các loại khác, Veneer composite được chế tác từ một loại nhựa tổng hợp thay vì sứ. Khi phục hình bằng mặt dán veneer nhựa composite bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tính an toàn với sức khỏe người dùng. Veneer composite có mức giá rẻ hơn nhiều so với các miếng dán sứ khác nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, khi sử dụng mặt dán này một thời gian sẽ dễ bị đổi màu.Do đó, nếu bạn chọn dùng loại veneer này thì cần chú ý tránh thường xuyên ăn các thực phẩm có màu sắc đậm, dễ bám màu.
Mặt dán răng Veneer Lingual/Palatal
Veneers Lingual/Palatal có cấu tạo tương tự các loại mặt dán veneer khác. Tuy nhiên loại veneer này được chủ yếu được sử dụng cho mặt sau của răng chứ không phải mặt trước như thông thường. Bác sĩ thường chỉ định phục hình bằng mặt dán veneer palatal trong trường hợp chân răng quá ngắn. Để cải thiện chiều dài của răng nhưng vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai của hàm.
Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi dán Veneer
Đảm bảo việc chải răng đúng cách
- Để duy trì được độ bền của răng, đồng thời tránh được những bệnh lý về răng miệng. Bạn cần chú ý vệ sinh răng đúng cách:
- Đánh răng 2 lần/ngày, sau khi ăn khoảng 30 phút. Nếu thời gian không cho phép hãy súc miệng thật sạch sau khi ăn.
- Chọn bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ để có thể làm sạch được hầu hết các ngóc ngách trong khoang miệng. Tránh để sót lại thức ăn và mảng bám.
- Nên dùng thêm chỉ nha khoa để việc vệ sinh răng miệng đạt hiệu quả cao nhất.
Chú ý trong chế độ ăn uống
- Mặt dán sứ Veneer rất mỏng, đôi khi dễ bám màu và dễ vỡ mẻ. Để duy trì độ bền và trắng sáng thì bạn nên:
- Nên uống nước lọc, hoa quả tươi vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho răng thay vì các loại đồ uống có chất tạo màu.
- Hạn chế và tránh các đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng, thực phẩm dễ gây màu cho răng. Như: nước tương, rượu vang, nước rau má,…
- Ăn đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt, nhẹ nhàng trong quá trình ăn uống.
- Không ăn thức ăn chứa nhiều đường, có độ bám dính cao vì chất đường. Dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Tránh sử dụng các loại nước uống có ga vì các chất axit có trong thức uống này sẽ làm hư men răng, khiến răng sứ bị ngả màu.
- Bạn không nên hút thuốc lá. Nicotin trong khói thuốc lá gây vàng ố răng, khiến màu mặt dán sứ veneer không còn được trắng, đẹp như lúc ban đầu.
- Có thể ăn kẹo cao su không đường sau khi ăn xong để giúp tăng tiết nước bọt. Hạn chế mảng bám nếu không thể đánh răng ngay.
- Chú ý tái khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra xem mặt dán sứ có vấn đề gì không và can thiệp ngay để răng sứ được bền, đẹp.
Trên đây chỉnh là những thông tin chi tiết về dán răng sứ veneer và cũng là lời giải đáp cho câu hỏi dán răng sứ có bền không. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các phương pháp chỉnh nha, phục hình răng đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết tại reviewnhakhoa.vn nhé.