Bong mắc cài khi niềng răng cần phải làm gì khiến nhiều người rất lúng túng, đặc biệt với những người mới niềng răng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân để hạn chế việc bong mắc cài cũng như xem cách giải quyết nhanh gọn và tốt nhất trong bài viết sau nhé!
Dấu hiệu bong mắc cài
Bong mắc cài là tình trạng thường gặp khi thực hiện niềng răng mắc cài. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể dễ dàng nhận thấy:
- Mắc cài bong hẳn ra khỏi dây cung. Đây là tình trạng xảy ra ở những vị trí răng hàm. Do gần với điểm cuối của dây cung nên khi mắc cài bị bong khiến chúng dễ dàng rơi ra khỏi dây cung. Điều này không những khiến bạn dễ bị nuốt mắc cài mà còn có nguy cơ trầy xước niêm mạc miệng.
- Mắc cài có thể di chuyển trên dây cung. Hệ thống mắc cài được gắn trên bề mặt răng và được cố định với dây cung bằng các dây thun (niềng răng mắc cài thường) hoặc chốt mắc cài (niềng răng mắc cài tự động). Do đó, nếu bạn cảm thấy mắc cài có thể di chuyển trên dây cung, nghĩa là chúng đã bị bong tróc.
Việc bong mắc cài khi niềng răng dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ quan khi gặp tình trạng này.
>>>Tìm hiểu: NIỀNG RĂNG BAO LÂU SIẾT MỘT LẦN? CÓ ĐAU KHÔNG?
Nguyên nhân bong mắc cài khi niềng răng
Kỹ thuật niềng răng chưa đúng
Niềng răng là phương pháp nha khoa nhằm đưa răng về đúng vị trí mong muốn. Khác với bọc răng sứ, niềng răng là một quá trình dài và phức tạp. Nhờ việc sử dụng các khí cụ nha khoa tác động tạo lực kéo di chuyển răng. Do đó, quá trình niềng răng đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của rất nhiều nha khoa trên thị trường. Với mục đích kinh tế, nhiều nha khoa đã bất chấp đạo đức làm nghề của mình. Rất nhiều nha khoa “trá hình” sử dụng bác sĩ không có tay nghề. Từ đó, dẫn tới quá trình niềng răng gặp nhiều rủi ro, thậm chí “niềng hỏng” ảnh hưởng đến sức khỏe người niềng. Một trong số đó, việc gắn mắc cài chưa đúng cách là biểu hiện của việc không tìm đúng nha khoa niềng răng uy tín.
Kỹ thuật niềng răng sai, gắn mắc cài không đúng vị trí gây kênh cộm là nguyên nhân hàng đầu khiến mắc cài bong nhiều lần.
>>>Xem thêm: TOP 5 BÁC SĨ NIỀNG RĂNG GIỎI NHẤT TẠI HÀ NỘI
Tác động của ngoại lực
Khi niềng răng, hệ thống mắc cài và các khí cụ nha khoa sẽ gây cản trở việc ăn uống và sinh hoạt. Do đó, trong quá trình này, bạn cần chú ý đến cách ăn uống của mình. Nếu sử dụng một lực quá lớn, tác động lên mắc cài có thể dẫn tới việc bong mắc cài. Sử dụng đồ ăn quá cứng, quá lớn là nguyên nhân khiến mắc cài bị rơi ra.
Bên cạnh đó, việc va đập vào vật cứng, tai nạn giao thông cũng khiến rơi mắc cài. Không những thế, điều này đặc biệt nguy hiểm vì gây ảnh hưởng tới răng trên toàn hàm. Nhiều trường hợp còn gây rơi răng ra ngoài.
Sử dụng mắc cài kém và keo gắn chất lượng
Trên thực tế, việc bong mắc cài là điều rất phổ biến trong phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần và bạn không sử dụng lực quá lớn khi ăn nhai, điều này có thể bắt nguồn từ việc sử dụng mắc cài kém chất lượng.
Rất nhiều nha khoa không uy tín hiện nay sử dụng mắc cài giá rẻ nhằm tối ưu chi phí. Nhưng điều này cũng có nghĩa ảnh hưởng đến chất lượng niềng răng. Khi chất lượng mắc cài không tốt, lực kéo cũng có sự thay đổi đáng kể. Từ đó, dẫn tới việc kéo dài thời gian niềng răng. Đặc biệt, bong mắc cài nhiều lần là điều dễ dàng nhận thấy.
Bên cạnh đó, chất keo gắn không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây bong mắc cài nhiều lần.
>>>Tìm hiểu thêm: ĐÁNH GIÁ TOP 5 ĐỊA CHỈ NIỀNG RĂNG UY TÍN NHẤT TẠI HÀ NỘI
Vệ sinh răng miệng sai cách
Nếu niềng trong suốt Invisalign, bạn có thể dễ dàng vệ sinh răng miệng thì niềng răng mắc cài, bạn mất nhiều thời gian để làm sạch răng. Hơn nữa, quá trình vệ sinh răng gặp nhiều khó khăn bởi thức ăn thường mắc vào các kẽ răng và mắc cài. Chính điều này khiến cho nhiều người thưởng sử dụng lực đánh răng quá mạnh.
Các chuyên gia tại reviewnhakhoa.vn cho rằng, việc sử dụng lực lớn không giúp răng sạch hơn. Ngược lại, bạn chỉ cần sử dụng lực vừa phải và kỹ thuật chải răng đúng cách. Việc chải răng quá mạnh không chỉ gây bong mắc cài mà còn khiến răng tổn thương, dễ chảy máu chân răng.
Bong mắc cài có sao không?
Khi bong mắc cài gây ra những ảnh hưởng sau:
- Mất thời gian đi lại đến nha khoa gắn lại mắc cài. Khi bị bong, bạn cần đến nha khoa càng sớm càng tốt. Việc kéo dài thời gian sẽ khiến răng không dịch chuyển, thậm chí chạy về vị trí ban đầu. Việc đến nha khoa gắn lại mắc cài không chỉ mất thời gian và còn bất tiện đi lại.
- Tốn chi phí trong một số trường hợp. Thông thường, gắn lại mắc cài bạn hoàn toàn không mất thêm chi phí nào. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bạn niềng ở nha khoa niềng răng uy tín nhưng khá xa và bạn không thể đến trong thời gian nhanh nhất. Khi đó, bạn có thể đến các nha khoa gần nhà để gắn lại. Chi phí gắn mắc cài dao động từ 50.000đ – 200.000đ/cái.
- Ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Việc mắc cài bị bong ít nhiều ảnh hưởng tới lực kéo siết răng. Do đó, khi rơi mắc cài, lực bị thay đổi khiến cho quá trình niềng răng ngừng lại và không theo đúng phác đồ mong muốn.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ người niềng. Bong mắc cài dễ gặp phải việc bị nuốt trong quá trình ăn uống. Hoặc gây viêm loét, rách lợi khi dây cung ma sát,…
Tình trạng bong mắc cài khi niềng răng mặc dù không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn cần đến các nha khoa niềng răng uy tín để được bác sĩ tư vấn và tìm ra giải pháp phù hợp. Nếu bạn có điều kiện kinh tế, có thể tham khảo phương pháp niềng trong suốt Invisalign.