SỰ CẦN THIẾT CỦA HÀM DUY TRÌ SAU KHI THÁO NIỀNG

Hàm duy trì là gì? Sự cần thiết của hàm duy trì sau khi tháo niềng như thế nào? Rất nhiều người chưa thật sự hiểu đúng về tầm quan trọng của khí cụ nha khoa này. Đừng bỏ lỡ bài viết để được giải đáp nhé.

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là khí cụ nha khoa bắt buộc sử dụng sau khi tháo mắc cài. Dụng cụ này nhằm giữ cố định răng không bị chạy lại sau chỉnh nha. Cấu tạo hàm duy trì thường bằng vật liệu nhựa hoặc kim loại. Hiện nay, có 2 loại hàm duy trì phổ biến như:

Hàm duy trì cố định

  • Đặc điểm: Sử dụng dây duy trì được gắn vào bên trong răng bằng Composite.
  • Ưu điểm: Giữ răng ổn định liên tục.
  • Nhược điểm: Phương pháp này không phù hợp với mọi trường hợp do phụ thuộc vào khớp cắn cá nhân. Khó khăn trong vệ sinh răng miệng.
ham-duy-tri-la-gi
Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì tháo lắp

  • Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt: tương tự như khay niềng trong suốt Invisalign. Ưu điểm: Thẩm mỹ cao, khó nhận biết, thuận tiện cho việc đeo hàng ngày, có thể tháo khi ăn uống. Nhược điểm: Cần đeo đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất, cần chú ý cách tháo và lắp để tránh vỡ hoặc gãy.
  • Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại. Đặc điểm: Có thể lộ dây cung kim loại ra mặt ngoài, không đảm bảo thẩm mỹ. Ưu Điểm: Dễ tháo lắp và vệ sinh, không ảnh hưởng đến việc ăn uống. Nhược điểm: Không thẩm mỹ, cần sử dụng đều đặn và cẩn thận để tránh gãy hoặc vỡ.
cac-loai-ham-duy-tri
Hàm duy trì tháo lắp

>>>Xem thêm: RĂNG BỊ CHẠY LẠI SAU KHI THÁO NIỀNG

Sự cần thiết của hàm duy trì sau khi tháo niềng

Niềng răng xong có cần đeo hàm duy trì không?

Việc đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng có thật sự cần thiết? Nhiều người chủ quan và thường bỏ qua, không chú trọng đến vấn đề này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nha khoa, việc đeo hàm duy trì rất quan trọng trong việc đảm bảo kết quả niềng răng.

Trên thực tế, kết quả niềng răng nhờ lực siết của các khí cụ nha khoa. Khi răng đã về đúng vị trí, chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường. Nhưng sự thật, răng chưa hoàn toàn cố định trong xương ổ răng. Do đó, khi chúng ta ăn nhai hằng ngày, không có mắc cài hay niềng trong suốt Invisalign giữ lực sẽ dẫn tới tình trạng răng bị xô lệch và chạy lại vị trí cũ.

Niềng răng xong có cần đeo hàm duy trì không? Câu trả lời là Có. Nó đóng vai trò thay thế chức năng của mắc cài. Và có tác dụng giữ chân răng ổn định trong xương ổ răng. Vì thế, khi niềng răng uy tín, sau thao tác tháo gỡ mắc cài, bác sĩ sẽ thiết kế cho bạn một hàm duy trì. Cùng với hướng dẫn cách sử dụng.

rang-bi-chay-lai-sau-khi-thao-nieng
Tình trạng răng bị chạy lại sau niềng răng

>>>Tìm hiểu: 5 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI NIỀNG RĂNG

Hậu quả khi không đeo hàm duy trì

Như trên đã nói, hàm duy trì là quy trình không thể thiếu sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha. Nó không chỉ giúp bảo vệ kết quả đạt được mà còn đảm bảo chức năng ăn nhai tốt hơn. Bởi sau khi tháo niềng, răng chưa thực sự thích nghi và cần có khí cụ hỗ trợ giữ lực.

Không đeo hàm duy trì, hoặc đeo không đúng cách có thể dẫn tới những hậu quả sau:

  • Răng bị chạy lại, gây khó khăn cho việc trở lại đeo hàm duy trì. Nếu bạn quên đeo hàm duy trì 1-2 ngày, có thể gây đau đớn, chảy máu khi thực hiện đeo lại.
  • Niềng răng lần 2 khi răng bị xô lệch nhiều.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn mất thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, sau khi tháo niềng, bạn cần quan tâm đến việc đeo hàm duy trì. 

Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Thời gian đeo hàm duy trì trong bao lâu còn tùy thuộc vào từng loại hàm duy trì, cụ thể:

Hàm duy trì tháo lắp

3-6 Tháng đầu:

  • Đeo hàm duy trì từ 22 giờ mỗi ngày trở lên.
  • Chỉ tháo ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Bác sĩ chỉnh nha sẽ theo dõi và có thể giảm thời gian đeo khi thấy thích hợp.

Sau 6 tháng:

  • Bắt đầu đeo khí cụ duy trì khi ngủ sau thời gian đeo toàn thời gian.
  • Dần giảm thời gian đeo theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông thường, hàm duy trì tháo lắp được chỉ định đeo trong vòng 1 – 2 năm.

su-can-thiet-cua-ham-duy-tri-sau-khi-thao-nieng
Hàm duy trì trong suốt

>>>Xem bài viết: ĐÁNH GIÁ TOP 5 ĐỊA CHỈ NIỀNG RĂNG UY TÍN NHẤT TẠI HÀ NỘI

Hàm duy trì cố định

Thời gian đeo hàm duy trì cố định được rút ngắn hơn so với hàm duy trì tháo lắp. Thời gian đeo hàm duy trì cố định khoảng 6 tháng – 1 năm. 

Như vậy, reivewnhakhoa.vn đã chỉ ra sự cần thiết của hàm duy trì sau khi tháo niềng. Để bảo vệ kết quả niềng răng dài lâu, bạn nên tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu và sẽ niềng răng trong tương lai, cần đặc biệt chú trọng lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *