NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG? CÁCH GIẢM ĐAU KHI NIỀNG?

Bạn muốn niềng răng nhưng sợ đau, sợ bị nhổ răng? Thực hư về phương pháp niềng răng từ góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có đau không? Và cách giảm đau khi niềng răng mà bạn cần lưu ý.

Niềng răng có đau không?

Niềng răng là một giải pháp nha khoa giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí. Để thực hiện phương pháp này, bắt buộc sử dụng các khí cụ nha khoa tác động và tạo lực lên răng. Nhờ đó, giúp di chuyển răng về vị trí mong muốn. Đôi khi, bạn có thể cảm nhận đau nhức và ê buốt do sự áp lực này. Nhất là trong những ngày đầu gắn mắc cài. Tuy nhiên, cảm giác này thường chỉ xuất hiện chỉ trong thời gian ngắn và thuyên giảm sau đó.

tram-rang-co-nieng-duoc-khong
Phương pháp niềng răng mắc cài

Niềng răng có đau không? Câu trả lời là CÓ nhưng ở mức độ chịu đựng được. Nếu trường hợp răng không mọc ngầm, quá trình niềng răng sẽ không can thiệp đến xương hàm hay nướu. Vì thế, bạn không nên lo lắng quá mức về cảm giác đau đớn. Nếu bạn gặp cảm giác đau nhức nhiều, điều này có thể xuất phát từ việc chọn lựa địa chỉ niềng răng không uy tín. Hơn nữa, việc sử dụng dây cung không đúng cách hoặc lực tác động không phù hợp lên răng. Đó là nguyên nhân gây ra cảm giác đau và không thoải mái.

Tuy nhiên, với sự phát triển của y khoa, công nghệ chỉnh nha đã được cải tiến đáng kể. Chọn một nha khoa niềng răng uy tín, có trang bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm là cách tốt nhất để đảm bảo quá trình niềng răng hiệu quả và ít đau đớn. Bác sĩ sẽ tùy chỉnh lực tác động phù hợp nhưng vẫn đảm bảo kết quả tốt cho quá trình niềng răng.

>>>Xem thêm: NIỀNG RĂNG PHẢI NHỔ MẤY CÁI? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?

Giai đoạn tách kẽ răng

Trừ phương pháp niềng trong suốt Invisalign, tất cả phương pháp niềng gắn mắc cài hiện nay đều phải thực hiện thao tác này. Đây được đánh giá là giai đoạn đau nhất khi niềng răng.

nieng-rang-co-dau-khong
Giai đoạn đặt thun tách kẽ

Tách kẽ là bước đầu tiên trong quá trình gắn mắc cài niềng răng. Thun tách kẽ  thường có độ dày khoảng 2mm, được đặt vào kẽ giữa răng 5-6-7. Mục đích của việc này là tạo ra một khoảng trống để gắn Band vào răng 6. Đây là vị trí để tạo điểm tựa và neo giữ vững chắc cho hệ thống dây cung và mắc cài.

Thông thường, thời gian đặt thun tách kẽ từ 1 – 2 tuần. Sau ghi đủ khoảng để gắn Band, bác sĩ sẽ tiến hành bỏ ra khỏi kẽ răng. Trong giai đoạn này, sau khi thun tách kẽ  được đặt, bạn có thể cảm thấy răng hơi ê buốt, không thoải mái hoặc đau nhức khi ăn nhai. Những ngày tiếp theo, cảm giác này sẽ dần giảm đi và biến mất.

Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung

Trong giai đoạn gắn mắc cài và dây cung, bạn có thể trải qua cảm giác ê buốt. Giai đoạn này liên quan đến việc thích nghi của môi, nướu, lưỡi với việc gắn mắc cài và dây cung mới. Do đó, có thể gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu khi ăn nhai và giao tiếp.

nieng-rang-mac-cai
Gắn mắc cài khi niềng răng

Đau nhức có thể còn do dây cung tạo lực áp dụng lên răng sau khi mắc cài đã được gắn. Trong vài ngày đầu khi chưa thích nghi với lực kéo từ dây cung, bạn có thể cảm thấy đau, ê buốt. Tuy nhiên, sau vài tuần, bạn sẽ cảm thấy việc đeo mắc cài trở nên bình thường hơn. Cảm giác đau dần giảm đi và việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn.

Tùy thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm của từng người, cảm giác ê buốt nhẹ cũng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua cảm giác đau nhức này.

Giai đoạn tái khám siết răng định kỳ

Hàng tháng sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ cần đến nha khoa để tái khám và điều chỉnh răng. Trong giai đoạn này, bạn có thể trải qua cảm giác đau khi lò xo bị kéo và lực áp dụng trở nên mạnh hơn. Khi điều chỉnh lực kéo, đôi khi bạn có thể cảm thấy đau. Nếu đau kéo dài, hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh lực áp dụng. Lực kéo vừa phải sẽ không gây đau.

Trong một số trường hợp, cảm giác đau xuất phát từ việc khí cụ gây trầy xước môi hoặc má. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để nhận sự hỗ trợ thích hợp như sử dụng sáp nha khoa để giảm cảm giác đau.

Tất cả những cảm giác không thoải mái và đau nhức này thường chỉ kéo dài trong giai đoạn ngắn. Cảm giác này sẽ thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Và chỉ đối với phương pháp niềng răng mắc cài. Ngược lại, với niềng trong suốt Invisalign sẽ ít gặp tình trạng này.

>>>Tham khảo bài viết: NIỀNG RĂNG TRONG SUỐT INVISALIGN CÓ TỐT KHÔNG?

Cách giảm đau khi niềng răng

Sau đây là một số lưu ý giúp bạn giảm đau khi niềng răng:

giam-dau-khi-nieng-rang
Uống thuốc giảm đau khi niềng
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn để giảm cảm giác đau và viêm nhiễm. Tuy nhiên, hãy tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng sáp nha khoa, giảm sự ma sát và tránh gây tổn thương cho mô mềm trong miệng.
  • Rửa miệng bằng nước muối ấm. Rửa miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu vùng niềng, giảm viêm nhiễm và giảm đau.
  • Chế độ ăn uống phù hợp. Tránh thức ăn cứng, nóng hoặc lạnh quá, để tránh làm tổn thương thêm cho vùng niềng. Hạn chế ăn thức ăn có độ cứng cao và chọn thức ăn mềm dễ ăn.
  • Thực hiện các bài tập nâng môi và hàm. Các bài tập như mở miệng hết cỡ và nhấc miệng lên và xuống có thể giúp làm dịu cảm giác cứng và đau.

Bên cạnh đó, để tránh việc đau nhức không đáng có, bạn nên lựa chọn nơi niềng răng uy tín. Đặc biệt, lựa chọn phương pháp niềng trong suốt Invisalign sẽ giảm cảm giác đau. Ngoài ra, niềng răng trong độ tuổi vàng sẽ giúp quá trình nhẹ nhàng, hạn chế nhổ răng và hiệu quả cao.

>>>Tìm hiểu: REVIEW TOP 5 NHA KHOA NIỀNG RĂNG UY TÍN

Niềng răng có đau không? Câu trả lời là Có nhưng chỉ đau ở mức độ nhẹ. Hãy lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để giảm đau đớn khi niềng nhất có thể nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *