NHỮNG AI NÊN BỌC RĂNG SỨ VÀ NHỮNG AI KHÔNG NÊN

Những ai nên bọc răng sứ? Nếu bạn không biết tình trạng răng của mình liệu có phù hợp để bọc răng sứ hay không thì xem ngay bài viết dưới đây nhé.

Những ai nên bọc răng sứ?

Răng bị sâu 

Các trường hợp bị sâu răng nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm tủy, hoại tử tủy, nhiễm trùng răng và các biến chứng nguy hiểm khác. Đối với các trường hợp răng mới sâu, sâu ít, có thể dùng phương pháp trám răng để ngăn chặn vi khuẩn, hóa chất, nhiệt độ tấn công vào bên trong răng gây hại tủy. Tuy nhiên, với những trường hợp răng sâu nặng, đã lấy tủy thì trám răng không có tác dụng nữa. Lúc này nên bọc răng sứ để ngăn chặn tình trạng sâu răng, giúp bảo vệ cùi răng thật. 

Răng hư, răng đã chữa tủy 

Răng bị chết tủy sẽ rất dễ bị giòn và gãy. Lúc này ta cần phải điều trị tuỷ. Răng sau khi chữa tủy sẽ rất yếu, nếu không tiến hành bọc sứ sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, hư tổn. dễ dàng mất răng vĩnh viễn. Khi quá trình bọc sứ hoàn tất, bạn sẽ có một hàm răng đều, khỏe, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. 

Răng không đều gây mất thẩm mỹ

Với những trường hợp răng mọc không đều, mọc nghiêng, mọc lệch,… thì bọc răng sứ là phương pháp mang lại cho bạn hàm răng đều, đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cao. Bọc răng sứ cho răng không đều giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với phương pháp niềng răng. 

rang-khong-deu-gay-mat-tham-my
Răng không đều gây mất thẩm mỹ

Răng bị hô, móm 

Những trường hợp răng bị hô móm có nguyên nhân từ răng chứ không phải do xương hàm. Những trường hợp này phương thức bọc sứ có thể giải quyết được. Khi răng mọc chìa ra ngoài, ôm lấy răng hàm đối diện, bằng việc mài đi những chiếc cùi răng thật. Phần răng sứ thay thế sẽ đảm bảo được chế tác đúng khớp cắn. Mang lại cho bệnh nhân một hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn.

Răng thưa, hở kẽ 

Bọc răng sứ hiệu quả trong việc che đi các kẽ hở giữa các răng. Không gây thêm trở ngại trong vấn đề ăn uống, thẩm mỹ.  

Răng ố vàng, nhiễm màu nặng 

Những người bị nghiện thuốc lá lâu ngày, thường xuyên ăn uống nhiều thực phẩm có màu như trà, cà phê, không vệ sinh răng kỹ càng.Trẻ em có răng bị nhiễm màu tetracyclin do mẹ dùng quá nhiều thuốc kháng sinh trong quá trình mang thai và nhiều nguyên nhân khác khiến răng bị nhiễm màu nặng. 

Đối với những trường hợp này, việc tẩy trắng răng sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, phương pháp bọc răng sứ cho răng ố vàng sẽ giúp bạn có một hàm răng trắng đẹp, đều màu. 

Những ai không nên bọc răng sứ?

Sai lệch khớp cắn nặng do cấu trúc xương hàm 

Đối với những trường hợp sai lệch khớp cắn (hô, móm) do cấu trúc xương hàm. Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ không có tác dụng. Bạn bắt buộc phải phẫu thuật, đưa xương hàm về đúng vị trí khớp cắn. 

Răng quá nhạy cảm 

Nếu răng bạn là loại răng quá nhạy cảm thì bạn cũng không nên bọc răng sứ. Vì trong quá trình trồng răng sứ bắt buộc phải tiến hành mài cùi răng thật. Công đoạn này sẽ làm tổn thương đến cấu trúc răng thật, khiến răng càng trở nên nhạy cảm hơn, khiến bạn không thể ăn uống bình thường được. 

Răng bị lung lay 

Với người trưởng thành, khi răng đã bị lung lay thì đồng nghĩa với việc răng đó không còn sử dụng được nữa. Chân răng đã không còn chắc chắn, cộng thêm việc mài cùi răng thì chỉ làm răng yếu hơn, không hề có tác dụng ăn nhai, thẩm mỹ. Đối với trường hợp răng lung lay, tốt nhất là bạn nên nhổ bỏ và trồng răng mới.

bọc-răng-sứ-có-đau-không
Bọc răng sứ có đau không ?

Răng bị sâu, viêm nha chu, nhiễm trùng nặng 

Với những trường hợp răng sâu, hư hỏng nặng. Việc bọc răng sứ để phục hồi chức năng ăn nhai là không hiệu quả. Răng bị hư hại, nhiễm trùng nặng cũng không thể thực hiện mài cùi để bọc sứ. Những trường hợp này nên nhổ bỏ răng. Trồng lại răng giả để đảm bảo được sức khoẻ răng miệng và chức năng ăn nhai được phục hồi.

>>> Xem thêm bài viết: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CHI PHÍ BỌC RĂNG SỨ LAVA

Lợi ích của việc bọc răng sứ?

Không chỉ giải quyết được các vấn đề hư tổn của răng miệng. Bọc răng sứ còn mang tới nhiều lợi ích khác:

  • Nâng cao chức năng ăn nhai: Răng sứ sau khi bọc khít đều và có độ bền, độ chịu lực cao. Đảm bảo phục hồi chức năng ăn nhai gần như răng thật. 
  • Bảo vệ răng thật: Việc bọc răng sứ bên ngoài giúp ngăn ngừa thức ăn, mảng bám, vi khuẩn xâm nhập và phá hủy răng thật. Lớp sứ cứng chắc còn giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng, viêm tủy, nứt nẻ răng tiếp diễn. 
  • Cải thiện phát âm: Tất cả các vấn đề về biến đổi phát âm, không chuẩn tông, không tròn vành rõ chữ do hô móm sẽ được giải quyết. Điều đó giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hoặc khi đứng trước đám đông. 
  • Thoải mái, thuận tiện: So với việc đeo niềng răng thì trường hợp bọc răng sứ không gây cản trở trong hoạt động cơ miệng hay gây tổn thương các mô mềm. Việc vệ sinh răng miệng cũng đơn giản và không có quá nhiều yêu cầu, phức tạp.

Như vậy, với những thông tin ở trên chắc hẳn bạn đã nắm bắt và biết được tình trạng răng của mình có bọc răng sứ được hay không rồi đúng không nào. Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác về bọc răng sứ tại reviewnhakhoa nhé.

Tìm hiểu: Nha khoa sunshine lừa đảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *