LƯU Ý KHI THÁO NIỀNG RĂNG TRƯỚC THỜI HẠN

Niềng răng là một quy trình tốn khá nhiều thời gian và bất tiện. Trong trường hợp đặc biệt, tháo niềng răng sớm có được không? Bỏ túi những lưu ý khi tháo niềng răng trước thời hạn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu về phương pháp niềng răng

Niềng răng là gì?

nieng-rang-dung-cach
Phương pháp niềng răng

Niềng răng là phương pháp phổ biến trong nha khoa nhằm đưa răng về đúng vị trí. Nhờ việc sử dụng các khí cụ nha khoa, tạo lực lên răng, giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn. Đây là dịch vụ nha khoa khá phức tạp, yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao và kỹ thuật chính xác.

Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng phổ biến là: niềng răng mắc cài và niềng trong suốt Invisalign.

>>>Tìm hiểu: 5 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI NIỀNG RĂNG

Các trường hợp nên niềng răng

Niềng răng được khuyến khích trong các trường hợp răng khuyết điểm như:

  • Răng thưa: Giữa các răng xuất hiện các khe thưa, khoảng trống. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong ăn nhai. Thức ăn thường giắt vào các kẽ thưa, gây khó chịu và là nguyên nhân gây sâu răng.
  • Răng khấp khểnh: Răng mọc lộn xộn trên cung hàm làm mất tính thẩm mỹ cho nụ cười.
  • Răng hô: tình trạng răng hàm trên chìa ra rất nhiều so với hàm dưới.
  • Răng móm: tình trạng răng hàm trên bị phủ bởi răng hàm dưới. Tương quan giữa 2 hàm không cân đối gây khó khăn trong ăn nhai. Đặc biệt, khiến gương mặt bị biến dạng.
  • Mất răng, thừa răng: mất 1-2 răng và có thể thay thế bằng răng khác vào vị trí răng đã mất. Trong trường hợp thừa răng, cần nhổ bỏ và niềng răng về đúng vị trí chính xác.
cac-truong-hop-nieng-rang
Các trường hợp nên niềng răng

Thời gian niềng răng

Niềng răng là giải pháp được ưa chuộng bởi mang nhiều lợi ích và không xâm lấn răng thật như bọc răng sứ. Niềng răng được áp dụng cho mọi độ tuổi với yêu cầu phải đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, độ tuổi niềng răng được chuyên gia đánh giá cao là 12 – 16 tuổi. Niềng răng ở thời điểm này vừa mang lại hiệu quả cao, vừa rút ngắn thời gian đeo niềng. Vậy, thời gian niềng răng là bao lâu?

Trên thực tế, quy trình niềng răng khá phức tạp và kéo dài nhiều năm. Không thể xác định thời gian chính xác của dịch vụ niềng răng, bởi nó được quyết định bởi nhiều yếu tố. Ngoài độ tuổi, tình trạng răng, thời gian niềng răng còn chịu tác động chính bởi tay nghề bác sĩ. Nếu thực hiện tại nha khoa chuyên niềng răng, niềng răng uy tín, thời gian niềng dao động từ 1,5 năm đến 2 năm.

>>>Xem thêm: BÍ QUYẾT GIÚP RÚT NGẮN THỜI GIAN NIỀNG RĂNG

Tháo niềng răng trước thời hạn có được không?

Khác với phương pháp bọc răng sứ, chỉ sau 2 lần hẹn đã hoàn thiện. Niềng răng mất từ 1,5 – 3 năm, thậm chí hơn. Do đó, rất nhiều trường hợp tháo niềng trước thời hạn. Một số nguyên nhân chủ yếu như không có thời gian niềng răng. Do sự thay đổi đột xuất như: du học, cưới hỏi, mang thai,… khiến nhiều người tháo niềng sớm.

thao-nieng-rang-truoc-thoi-han
Tháo niềng trước thời hạn

Trên thực tế, niềng răng là một quá trình dài. Mỗi giai đoạn có vai trò khác nhau giúp định hình răng về đúng vị trí. Mỗi một ca niềng răng uy tín, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị rõ ràng và cụ thể. Việc tháo niềng răng trước thời hạn hoàn toàn được nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả, cụ thể:

  • Kết quả niềng răng chưa hoàn thiện. Tháo niềng sớm có thể khiến hàm răng của bạn chưa được như mong muốn.
  • Răng dễ chạy lại vị trí cũ sau khi tháo niềng 

Do vậy, việc tháo niềng răng trước thời hạn là không nên. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Bạn có thể tháo niềng, nhưng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thực hiện. Ngoài ra, nếu bạn không đảm bảo thực hiện đúng thời gian niềng răng, có thể tham khảo phương pháp bọc răng sứ.

>>>Tham khảo: BÁC SĨ ĐINH CÔNG TRƯƠNG – CHA ĐẺ BỌC RĂNG SỨ KHÔNG MÀI NHỎ

Lưu ý khi tháo tạm niềng răng trước thời hạn

Để đảm bảo rằng hàm răng sau quá trình niềng sẽ đều, đẹp, ổn định và không chạy hoặc lệch lạc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lấy dấu răng trước khi tháo mắc cài hoặc niềng trong suốt Invisalign. Trước khi tháo tạm mắc cài, bác sĩ sẽ lấy dấu tất cả các răng, đặc biệt là những răng mắc cài, để tạo một mẫu hàm làm căn cứ sau quá trình tháo tạm. Dấu răng này sẽ giúp thuận lợi khi tiếp tục gắn mắc cài trong tương lai.
  • Hạn chế tác động lực mạnh lên răng. Trong giai đoạn tháo tạm mắc cài, tránh sử dụng tay để lung lay các răng, đặc biệt không dùng răng để cắn xé đồ vật. Răng đang trong quá trình di chuyển và yếu hơn so với bình thường, việc tác động có thể gây đau đớn và rụng răng.
  • Sử dụng hàm duy trì theo đúng hướng dẫn. Hàm duy trì giúp ổn định răng, bảo vệ kết quả niềng răng không bị chạy lại sau khi tháo niềng. Để không tốn thời gian niềng răng lần 2, bạn cần tuân thủ việc đeo hàm duy trì.
  • Gắn lại mắc cài sớm nhất có thể. Việc tiếp tục niềng răng là điều cần thiết để đảm bảo nụ cười ưng ý nhất. Đặc biệt với trường hợp niềng răng đang trong giai đoạn giữa. Bác sĩ sẽ sử dụng mẫu hàm đã lấy trước đó để đảm bảo rằng mắc cài được đặt đúng vị trí.

Tháo niềng răng trước thời hạn không được khuyến khích tại các nha khoa niềng răng uy tín. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể tháo niềng tạm thời và tiếp tục niềng răng khi có đủ điều kiện. Trong thời gian tháo niềng, bạn cần tuân thủ những lưu ý, hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *