Khám răng khôn là điều rất cần thiết nhưng nhiều người chủ quan về điều này. Cùng tìm hiểu lý do và giải đáp nhổ răng khôn có nguy hiểm không trong bài viết sau.
Vì sao cần khám răng khôn?
Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, thường mọc ở cuối hàm khi bạn bước vào độ tuổi từ 17 đến 25. Thông thường, nhiều người chủ quan việc mọc răng khôn và cho rằng điều này không ảnh hưởng đến sức khoẻ hàm răng của mình. Tuy nhiên, khám răng khôn rất quan trọng bởi các lý do sau:
- Phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Răng khôn có thể mọc không đúng vị trí gây ra nhiều vấn đề như đau nhức, sưng tấy và nhiễm trùng. Việc khám răng khôn giúp phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Ngăn ngừa biến chứng. Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể đẩy các răng lân cận, gây xô lệch và làm hỏng cấu trúc hàm. Ngoài ra, chúng có thể tạo ra các túi lợi hoặc nang răng nguy hiểm.
- Lập kế hoạch điều trị hiệu quả. Dựa trên kết quả khám răng khôn, nha sĩ có thể lập kế hoạch điều trị cụ thể như nhổ răng khôn, điều chỉnh vị trí mọc răng, hoặc các biện pháp chăm sóc khác để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất.
Do đó, việc khám răng khôn rất quan trọng khi răng có dấu hiệu mọc. Từ kết quả đó, sẽ giúp bạn giải đáp việc “nên nhổ răng khôn không”.
>>>Xem thêm: CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN HIỆN NAY LÀ BAO NHIÊU?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn là một thủ thuật nha khoa phổ biến. Nhiều người lo lắng và thắc mắc “Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?”. Trên thực tế, đây là một thủ thuật tương đối an toàn. Đặc biệt, với sự phát triển của y học, nhiều phương pháp và công nghệ tiên tiến áp dụng mang lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, nhổ răng khôn cũng tiềm ẩn một số nguy cơ. Dưới đây là những điều cần biết và những rủi ro có thể gặp phải sau khi nhổ răng khôn.
Biến chứng thường gặp
- Sưng và đau: Đây là hiện tượng bình thường. Điều này có thể kéo dài sau 1 đến vài ngày.
- Chảy ít máu: là tình trạng phổ biến và không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài hoặc quá nhiều, bạn cần liên hệ ngay với nha sĩ.
- Nhiễm trùng: Nếu không chăm sóc đúng cách sau khi nhổ răng.
Biến chứng hiếm gặp
- Viêm ổ răng khô: Đây là biến chứng xảy ra khi cục máu đông không hình thành đúng cách hoặc bị tan rã quá sớm. Khi đó, khiến xương và dây thần kinh dưới ổ răng bị lộ ra, gây đau dữ dội.
- Tổn thương dây thần kinh: Răng khôn nằm gần các dây thần kinh, nên có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh. Vì vậy, dẫn đến tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn vùng môi, lưỡi hoặc cằm.
- Tổn thương răng lân cận hoặc xương hàm trong một số trường hợp.
>>>Tìm hiểu: NHỔ RĂNG KHÔN CÓ LÂU KHÔNG? MẤT BAO NHIÊU PHÚT?
Yếu tố ảnh hưởng đến độ an toàn
- Tay nghề và kỹ năng bác sĩ có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và biến chứng.
- Tình trạng sức khỏe tổng quát. Các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch, hoặc hệ miễn dịch yếu có thể tăng nguy cơ biến chứng.
- Tuổi tác, người trẻ thường hồi phục nhanh hơn và có ít biến chứng hơn so với người lớn tuổi.
Chăm sóc sau khi nhổ răng
- Chườm đá giúp giảm sưng và đau.
- Thuốc giảm đau sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm sau 24 giờ.
- Tránh thức ăn cứng và nóng.
- Không hút thuốc bởi nó có thể làm chậm quá trình lành thương và tăng nguy cơ viêm ổ răng khô.
Như vậy, nhổ răng khôn là một thủ thuật nha khoa phổ biến và tương đối an toàn, nhưng không phải là không có rủi ro. Điều quan trọng là lựa chọn một nha sĩ có kinh nghiệm và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Nhổ răng khôn bao lâu thì hết sưng?
Tình trạng sưng lợi, má tại vị trí nhổ răng khôn có thể xuất hiện trong một số trường hợp. Thời gian sưng tấy có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, sưng sẽ giảm dần và biến mất sau 2-5 ngày sau khi nhổ răng. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của thuốc giảm đau và sưng nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Việc tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật và theo dõi các dấu hiệu bất thường sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng và an toàn. Đặc biệt, lựa chọn nha khoa nhổ răng khôn uy tín sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau sưng.
>>>Tham khảo thêm: NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG ĐAU BẰNG CÔNG NGHỆ PRF