CHẢY MÁU CHÂN RĂNG: DẤU HIỆU BỆNH LÝ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN!

Chảy máu chân răng: dấu hiệu bệnh lý không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu những biến chứng và ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ người bệnh trong bài viết sau.

1.Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu xung quanh nướu khi ăn nhai, chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

chay-mau-o-chan-rang
Tình trạng răng bị chảy máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây chân răng bị chảy máu, cụ thể:

  • Viêm Lợi. Đây là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu. Do thói quen vệ sinh răng miệng sai cách hoặc lợi bị viêm, tổn thương.
  • Sâu Răng. Khi răng bị sâu, thức ăn dễ giắt vào các lỗ sâu, kẽ hở khiến lợi bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Tình trạng lợi bị sưng gây chảy máu khi có lực tác động.
  • Chấn thương. Một số trường hợp bị tai nạn hoặc sử dụng răng để cắn xé đồ vật, lực cắn xé quá lớn,… có thể gây ra nướu bị rách và tổn thương. Tình trạng chảy máu răng có thể xuất hiện sau đó.
  • Răng khấp khểnh. Răng mọc không đúng vị trí, gây ra chen chúc và xô lệch. Thức ăn và các mảng bám tích tụ lâu ngày gây cao răng và viêm nướu. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng.
  • Một số bệnh lý như: Thiếu Vitamin K, bệnh về gan, tiểu đường, ung thư,…. Dẫn đến việc cơ thể dễ chảy máu hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố. Hormone biến động trong cơ thể, như tuổi dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh, cũng gây chảy máu.

Ngoài ra, nghiện hút thuốc lá, căng thẳng, điều trị xạ trị ung thư, HIV,… cũng có thể liên quan đến tình trạng này.

>>>Tìm hiểu: SỰ THẬT VỀ LẤY CAO RĂNG BỊ TỤT LỢI

2.Chảy máu chân răng nguy hiểm không?

Nhiều người nghĩ rằng, chảy máu chân răng chỉ là bệnh lý răng miệng đơn giản và không gây nguy hiểm tới sức khoẻ. Tuy nhiên, bởi sự chủ quan đó, rất nhiều người phải ân hận khi gặp phải triệu chứng này. Vậy, chảy máu chân răng nguy hiểm không?

hau-qua-chan-rang-chay-mau
Chảy máu chân răng nguy hiểm không?

Trên thực tế, chảy máu ở chân răng không gây nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

  • Nguy cơ mất răng. Viêm nướu không được điều trị có thể diễn tiến thành viêm nướu sâu, làm hủy hoại xương hàm và mất răng.
  • Gây hôi miệng và mất tính thẩm mỹ. Khi chân răng bị chảy máu khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Đặc biệt, bệnh lý này còn gây ra tình trạng hôi miệng kéo dài.
  • Gây viêm nhiễm huyết. Nếu vi khuẩn từ viêm nướu xâm nhập vào máu, nó có thể gây viêm nhiễm huyết, một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy có mối liên kết giữa viêm nướu và các bệnh tim mạch như đau thắt ngực và đau tim.
  • Gây rối loạn nướu và xương hàm. Nếu không được điều trị sớm, viêm nướu có thể dẫn đến rối loạn nướu và xương hàm. Khi đó, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Do đó, chân răng bị chảy máu là bệnh lý răng miệng mà bạn không nên xem thường.

>>>Xem thêm: TOP 10 NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN TẠI HÀ NỘI & HỒ CHÍ MINH (SÀI GÒN) BẠN NÊN BIẾT – REVIEW TỪ BẠN ĐỌC

3.Cách khắc phục chảy máu chân răng hiệu quả

Chân răng bị chảy máu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, cách khắc phục, giải quyết bệnh lý này sẽ được bác sĩ chỉ định tuỳ vào trường hợp cụ thể. Nhìn chung, một số cách khắc phục hiệu quả được áp dụng như:

Sử dụng phương pháp điều trị nha khoa

  • Với trường hợp nướu bị viêm nhiễm do các mảng bám cao răng tích tụ. Lấy cao răng là cách nhanh nhất giúp khắc phục tình trạng chảy máu ở răng. Sau khi lấy cao răng, tùy vào tình trạng lợi bị viêm, bác sĩ sẽ gợi ý thêm thuốc điều trị để lợi phục hồi hoàn toàn.
  • Trường hợp răng bị sâu. Sâu răng là tình trạng bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Khi răng sâu nhẹ, bạn có thể sử dụng phương pháp hàn trám tại nơi trám răng uy tín. Trường hợp sâu răng ăn sâu vào tủy và điều trị tủy, bọc sứ răng cửa bị sâu, răng sau khi lấy tuỷ là phương pháp mang lại hiệu quả cao.
boc-su-rang-cua-sau- hieu-qua
Bọc sứ răng cửa bị sâu
  • Răng khấp khểnh gây chảy máu chân răng. Làm răng sứ cho răng khấp khểnh hay niềng răng là giải pháp được bác sĩ chỉ định về lâu dài. Để biết được bọc răng sứ hay niềng răng tốt nhất, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn.

>>>Xem thêm: BỌC SỨ RĂNG CỬA BỊ SÂU GIÁ BAO NHIÊU TIỀN?

Thay đổi cách chăm sóc răng miệng

Để tình trạng chảy máu ở chân răng không tái diễn trong tương lại, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Hơn nữa, nên chải răng sau mỗi bữa ăn, khoảng 10 phút sau khi ăn.
  • Sử dụng bàn chải mềm và chất sát trùng. Sử dụng bàn chải mềm để tránh gây tổn thương cho nướu và răng. Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ các mảng bám trong các kẽ răng.
  • Giữ gìn lối sống lành mạnh. Hạn chế hút thuốc lá và duy trì chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, bổ sung vitamin C giúp ngừa tình trạng chảy máu và giữ cho nướu khỏe mạnh.
  • Thám khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Loại bỏ cao răng và thăm khám răng, phát hiện các bệnh lý sớm (nếu có) để kịp thời chữa trị.

Do đó, chảy máu ở chân răng là dấu hiệu bệnh lý không nên chủ quan. Nếu bạn đang phải tình trạng này, hãy sớm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *