Cấy ghép implant là giải pháp hàng đầu trong việc phục hình răng đã mất. Tuy nhiên, vì một số lý do mà răng implant sau khi trồng bị đào thải. Vậy nguyên nhân cấy implant bị đào thải là gì và cách khắc phục ra sao ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nào khiến implant bị đào thải?
Hút thuốc lá
Đây là một trong những nguyên nhân hàng khiến implant bị đào thải. Các chất độc trong thuốc lá như nicotine, carbon monoxide, hydrogen cyanide… là những chất làm chậm sự lành thương vì làm giảm cấp máu đến vị trí cấy ghép.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra quá trình tiêu xương ổ răng diễn ra nhanh hơn ở người thường xuyên hút thuốc. Trường hợp bạn không thể ngừng thói quen hút thuốc lá. cần chăm sóc implant kỹ lưỡng hơn bằng cách sử dụng các loại nước súc miệng có chlorhexidine, nhưng nguy cơ đào thải implant vẫn sẽ cao.
Vi khuẩn và nhiễm trùng
Vô khuẩn là điều kiện quan trọng trong phẫu thuật implant giúp implant tích hợp vào xương thành công. Nhiễm trùng có thể từ nguyên nhân hút thuốc lá, thói quen vệ sinh răng miệng kém, bệnh nhân bị tiểu đường, hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc nguyên nhân từ bác sĩ, phụ tá cũng như các dụng cụ thiết bị hỗ trợ cấy ghép implant không đủ điều kiện vô khuẩn…
Nếu khu vực xung quanh implant bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ sản xuất các tế bào miễn dịch để tấn công vi khuẩn. Tuy nhiên, các tế bào này cũng có thể làm hỏng các mô xung quanh và khiến implant không thể gắn chặt với xương.
Dấu hiệu của việc bị nhiễm khuẩn sau cấy implant bao gồm: chảy máu liên tục sau 24h phẫu thuật, sốt kéo dài hay nặng hơn sau ngày đầu phẫu thuật, sưng nề kèm đau kéo dài mà không đáp ứng với thuốc giảm đau.
Dị ứng với trụ implant
Một số trường hợp bị đào thải implant do dị ứng Titanium – kim loại được sử dụng trong chế tác implant. Mặc dù Titanium đã được nghiên cứu là kim loại tương hợp sinh học với cơ thể, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cơ thể không thể thích nghi và sớm bị đào thải.
Lúc này bạn sẽ cần sử dụng implant được chế tác từ hãng khác hay implant bằng sứ thay thế. Thậm chí dùng phương án phục hình răng khác, mà không thể điều trị được với kỹ thuật cấy implant.
Sức khỏe tổng thể
Một số bệnh như tiểu đường và bệnh lý về xương khớp có thể làm giảm khả năng hồi phục của mô xung quanh implant. Khiến nó không thể gắn chặt với xương và đào thải trụ implant.
Lỗi kỹ thuật trong quá trình cấy ghép
Nếu quá trình cấy ghép implant không được thực hiện đúng cách. Trụ implant có thể bị di chuyển hoặc không được gắn chặt với xương.
Vậy răng implant bị đào thải thì khắc phục như thế nào?
Dấu hiệu nhận biết rõ nhất của tình trạng này là những cơn đau buốt. Răng có dấu hiệu bị lung lay, vùng chân răng chảy máu liên tục. Implant khi bị đào thải sẽ có dấu hiệu đau buốt, răng bị lung lay, vùng chân răng chảy máu liên tục.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục thường được áp dụng khi implant bị đào thải:
Cầm máu vết thương
Việc để máy chảy liên tục có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, bạn cần cầm máu vết thương bằng bông gạc sạch. Đặt gạc vào vị trí implant được cấy, cắn nhẹ và giữ trong 20 phút nhé.
Chăm sóc vết thương
Khi implant bị đào thải, vết thương trên xương có thể bị tổn thương và cần phải được chăm sóc đúng cách để đảm bảo việc lành vết thương. Nếu cần, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để sử dụng.
Nhanh chóng đến gặp bác sĩ
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của implant bị đào thải. Bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám kỹ lưỡng. Xác định nguyên nhân và tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.
Điều trị nhiễm trùng
Nếu khu vực xung quanh implant bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ sản xuất các tế bào miễn dịch để tấn công vi khuẩn. Tuy nhiên, các tế bào này cũng có thể làm hỏng các mô xung quanh và khiến implant không thể gắn chặt với xương.Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác để điều trị. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ mô mềm bị nhiễm trùng hoặc để thay thế implant.
Đánh giá lại kỹ thuật phẫu thuật
Nếu implant bị đào thải do lỗi kỹ thuật phẫu thuật. Bác sĩ cần phải đánh giá lại kỹ thuật và điều chỉnh để giảm thiểu nguy cơ tái phát và có biện pháp khắc phục tương ứng để giảm thiểu nguy cơ implant bị đào thải lần sau.
Kiểm tra tình trạng xương
Khi implant bị đào thải, cần phải kiểm tra tình trạng xương để đánh giá sự ổn định.Và xem xét cần thực hiện thêm các biện pháp khác như gắn kèm xương hay ghép xương.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và hoạt động
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và hoạt động là một yếu tố quan trọng để giúp cơ thể phục hồi và hỗ trợ việc tái tạo xương. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể áp dụng các chế độ tốt nhất.
>>> Tham khảo thêm bài viết: CHI TIẾT VỀ CẤY IMPLANT GHÉP XƯƠNG VÀ NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU KHI GHÉP
Như vậy, để tránh implant bị đào thải, bạn nên đặc biệt lưu ý việc chọn lựa nha khoa uy tín với bác sĩ chuyên khoa phục hình răng implant chuyên sâu và thực hiện với những kỹ thuật tiên tiến nhất.Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về các yếu tố rủi ro và tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ trước và sau khi tiến hành cấy trụ implant.