Cắt lợi và những biến chứng nguy hiểm khi không thực hiện đúng kỹ thuật. Mặc dù là tiểu phẫu đơn giản, nhưng cắt lợi sai cách có thể gây ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ và sức khoẻ răng miệng người bệnh.
Kỹ thuật cắt lợi thẩm mỹ
Cắt lợi (cắt nướu) là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa nhằm khắc phục tình trạng cười hở lợi. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ nha khoa riêng biệt, tiến hành cắt bỏ phần lợi dư thừa nhằm giúp thân răng dài hơn.
Các trường hợp thường được bác sĩ chỉ định cắt lợi như: Lợi bị viêm, tình trạng cười hở lợi, Lợi phì đại do u, lợi thừa bao trùm quanh thân răng. Nguyên nhân xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách gây viêm nhiễm. Tình trạng răng khôn mọc lệch gây lợi trùm hay do di truyền,… Trong các trường hợp trên, cắt bỏ lợi là điều hoàn toàn cần thiết. Phương pháp này không chỉ giúp mang lại nụ cười thẩm mỹ hơn mà còn ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng.
>>>Tìm hiểu: CHỮA CƯỜI HỞ LỢI KHÔNG CHẢY MÁU TẠI NHA KHOA SUNSHINE
Cách phương pháp cắt lợi phổ biến
Hiện nay có 3 phương pháp cắt lợi phổ biến:
- Cắt lợi bằng dao. Đây là phương pháp điều trị cười hở lợi truyền thống. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ sử dụng dao phẫu thuật để loại bỏ phần nướu đã xác định. Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo và yêu cầu cao về tay nghề bác sĩ. Sau khi thực hiện xong, một số trường hợp cần khâu giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Cắt lợi bằng điện. Để thực hiện, bác sĩ cần sử dụng sóng điện từ hoặc tia lửa điện ở tần số cao để loại bỏ phần nướu sưng và thừa. Mặc dù phương pháp này đã tồn tại hơn 60 năm, tuy nhiên, nó không phổ biến tại Việt Nam. Với ưu điểm, giảm đau và ít chảy máu hơn so với phương pháp cắt dao truyền thống. Nhược điểm, kỹ thuật này yêu cầu áp dụng ở vùng không có máu, không tiếp xúc với xương hàm. Do đó, có sự hạn chế về đối tượng áp dụng.
- Cắt lợi bằng Laser. Sử dụng máy laser chuyên dụng để phát ra chùm sáng được khuếch đại, tác động đến mô nướu bị viêm nhiễm. Laser có khả năng tiêu diệt các tế bào mô nướu bị nhiễm khuẩn. Phương pháp này giúp giảm và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là giá thành cao.
Trong 3 phương pháp trên, cắt lợi bằng Laser mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, không phải nha khoa nào cũng áp dụng được phương pháp này. Do đó, Bạn cần lựa chọn nha khoa cắt lợi uy tín để thực hiện nhé.
Cắt lợi có an toàn không?
Cắt lợi có an toàn không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là kỹ thuật tiểu phẫu và tác động trực tiếp đến lợi và răng. Vì thế, rất nhiều người lo lắng và nghĩ sai về bản chất của phương pháp này.
Trên thực tế, kỹ thuật cắt lợi rất an toàn và không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nếu bạn thực hiện tại địa chỉ cắt lợi uy tín. Việc loại bỏ phần nướu dư thừa hoàn toàn cần thiết. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lý khác. Quy trình thực hiện tiểu phẫu cắt nướu được Bộ Y tế cấp phép. Đồng thời, các dụng cụ được kiểm tra sạch sẽ và thực hiện trong phòng vô trùng đảm bảo không lây nhiễm chéo.
Với sự hỗ trợ của thuốc gây tê, bệnh nhân không còn cảm giác khó chịu hay đau đớn khi thực hiện. Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp cắt lợi Laser tiên tiến sẽ giúp hạn chế tối đa lực tác động lên lợi và răng. Việc loại bỏ nướu răng hiện nay rất nhẹ nhàng và nhanh chóng. So với trước đây, thời gian cắt lợi được rút gọn gấp nhiều lần. Nhờ đó, khách hàng không còn tâm lý sợ hãi.
>>>Xem thêm: PHƯƠNG PHÁP CẮT LỢI THẨM MỸ CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?
Những biến chứng nguy hiểm sau khi cắt lợi
Cắt lợi mặc dù rất an toàn nhưng nó cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu quy trình thực hiện không đúng. Sau đây là một số biến chứng có thể bạn sẽ gặp phải sau khi cắt lợi.
- Sốc thuốc gây tê. Quá trình cắt lợi yêu cầu sử dụng thuốc gây tê để giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng với thuốc gây tê. Gây ra các triệu chứng như: khó thở, nghẹt họng, nhịp tim tăng hoặc buồn nôn.
- Chảy máu lợi. Việc chảy máu lợi sau phẫu thuật là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài, điều này có thể là dấu hiệu của kỹ thuật cắt nướu không đúng. Bạn nên cố gắng dừng máu bằng bông gòn hoặc gạc. Nếu tình trạng chảy máu không dứt, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra sớm.
- Nhiễm trùng nướu. Vết thương từ quá trình cắt lợi còn mở và dễ bị nhiễm khuẩn.
- Bệnh tái phát. Việc chẩn đoán sai và bỏ sót một phần mô nướu bị viêm nhiễm là nguyên nhân khiến bệnh viêm nhiễm tái phát sau tiểu phẫu.
- Cắt nhầm lợi sừng hóa. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cắt nhầm phần nướu sừng hóa. Đây là vùng mô nướu trên, dưới đường viền nướu, có các đường gân màu đỏ tươi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dinh dưỡng, lưu thông máu và bảo vệ sức khỏe của nướu xung quanh. Sau khi cắt nhầm, có thể gây nghiêm trọng tới nướu răng khiến chúng dễ bị viêm nhiễm.
>>>Tham khảo: SỰ THẬT VỀ LẤY CAO RĂNG BỊ TỤT LỢI
Phương pháp cắt lợi mặc dù không quá phức tạp nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không thực hiện đúng cách. Do đó, nếu bạn đang tìm hiểu phương pháp này, hãy lựa chọn địa chỉ cắt lợi uy tín để thực hiện.