BỌC RĂNG SỨ BỊ KÊNH CỘM DO ĐÂU?

Bọc răng sứ bị kênh cộm do đâu? Thực hư về tất cả trường hợp bọc răng sứ đều bị kênh cộm, không thể ăn nhai được. Đừng bỏ lỡ bài viết để hiểu đúng về vấn đề này.

Dấu hiệu răng sứ bị kênh cộm

Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến trong nha khoa có chức năng khắc phục tình trạng răng khuyết điểm. Nó không chỉ giúp cải thiện hình dáng và màu sắc răng, mà trong một số trường hợp, bọc răng sứ còn giúp bảo vệ răng tổn thương và điều chỉnh khớp cắn. Một ca bọc răng sứ đúng là đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho người bệnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt, răng bị kênh cộm sau khi làm răng sứ.

boc-rang-su-bi-kenh-com
Dấu hiệu bọc răng sứ bị kênh cộm

Dấu hiệu răng sứ bị kênh cộm là việc không thể ăn nhai và lệch khớp cắn giữa 2 hàm. Hay nói cách khác, cảm giác không cắn đứt thức ăn và 2 hàm không thể chạm nhau. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng cắn xé và nghiền nát thức ăn mà còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về khớp thái dương hàm.

>>>Xem thêm: BỌC RĂNG SỨ BỊ SỨT MẺ PHẢI LÀM SAO?

Bọc răng sứ bị kênh cộm do đâu?

Bọc răng sứ bị kênh cộm do đâu? Có phải tất cả trường hợp bọc răng sứ đều gặp phải tình trạng này? là những vấn đề khiến nhiều người lo lắng khi tìm hiểu về phương pháp thẩm mỹ này. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Reviewnhakhoa.vn giải đáp rằng: răng sứ bị kênh cộm chỉ xảy ra trong một số ít trường hợp. Đặc biệt, tại các địa chỉ bọc răng sứ uy tín, rất khó xảy ra tình trạng này. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bọc răng sứ bị kênh cộm:

Kỹ thuật chế tác mão sứ không chính xác

Bọc răng sứ là việc phục hình răng bằng các mão sứ có màu sắc trắng sáng và độ cứng cao. Mão sứ được thiết kế dựa trên tình trạng răng miệng và mong muốn của khách hàng. Trước khi chế tác mão sứ, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành đo lường kích cỡ và tính toán cẩn thận. Kỹ thuật viên dựa trên các số liệu đó để chế tác những đơn vị răng sứ cho khách hàng.

ky-thuat-boc-rang-su
Nguyên nhân răng sứ bị kênh

Tuy nhiên, nếu kỹ thuật viên chế tác mão sứ không chính xác, dẫn tới hình dáng răng sứ bị lệch. Khi gắn vào thân răng thật, nó có thể không khớp với toàn bộ hàm răng và khớp cắn. Điều này thường xảy ra ở các nha khoa bọc răng sứ nhỏ lẻ, kỹ thuật viên tay nghề yếu.

Tay nghề bác sĩ thực hiện yếu

Bọc răng sứ mặc dù không phải là dịch vụ nha khoa quá phức tạp. Tuy nhiên, mỗi quy trình đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo của bác sĩ. Để một ca bọc răng sứ thành công, bác sĩ cần đảm bảo tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm.

Trên thực tế, hiện tượng nha khoa “mọc nhiều như nấm sau mưa” dẫn tới tình trạng không kiểm soát được chất lượng dịch vụ. Nhiều nha khoa “trá hình” sử dụng bác sĩ không có trình độ chuyên môn. Điều này dẫn tới hệ luỵ nhiều ca bọc răng sứ bị biến chứng sau thực hiện. Kỹ thuật sai khi lắp răng sứ khiến cho răng bị kênh cộm, sai khớp cắn và không sát khít với viền nướu.

Mặc dù mão răng sứ được thiết kế chuẩn nhưng bác sĩ thực hiện gắn răng không có trình độ cũng dẫn tới bị kênh cộm.

>>>Tìm hiểu thêm: TOP 5 BÁC SĨ BỌC RĂNG SỨ UY TÍN NHẤT HIỆN NAY

Lấy dấu răng sai cách

Mão răng sứ được thiết kế dựa trên dấu răng của khách hàng sau khi mài nhẹ mặt răng. Nếu quy trình lấy dấu răng không chuẩn xác, có thể dẫn tới những sai lệch về kích thước và vị trí các răng. Kỹ thuật viên sẽ dựa trên dấu răng đó để thiết kế mão sứ. Do vậy, việc lấy dấu răng rất quan trọng và cần được thực hiện theo đúng quy trình. Đây cũng là việc mà rất nhiều nha khoa chủ quan khi làm dịch vụ cho khách hàng.

lay-dau-rang-boc-su
Kỹ thuật lấy dấu răng

Mài răng sai tỷ lệ

Quy trình bọc răng sứ bắt buộc cần mài nhẹ mặt răng với tỷ lệ nhất định. Độ dày mặt răng được bỏ đi thường chỉ dao động từ 0.3 – 0.6mm. Điều này không ảnh hưởng tới răng thật và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp mài bờ vai để giữ tối đa răng gốc. Đồng thời, hạn chế tình trạng kênh cộm răng sứ sau làm.

Hiện nay, một số công nghệ áp dụng phương pháp mài bờ vai như: Công nghệ bọc sứ không mài nhỏ Super Ultra Thin,… Bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật mài răng đúng tỷ lệ, không xâm lấn răng thật và không xảy ra tình trạng tỷ lệ mài không đều giữa các vị trí răng.

Rất nhiều nha khoa chủ quan về vấn đề này khiến cho tỷ lệ mài răng không đúng, không đều. Do đó, khi lắp răng sứ gây ra tình trạng kênh cộm.

>>>Tham khảo thêm: CÔNG NGHỆ SUPER ULTRA THIN LÀ GÌ? TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ BỌC SỨ TỐT NHẤT HIỆN NAY

Không lấy cao răng

Trước khi thực hiện, lấy cao răng là điều cần thiết. Quy trình này không những làm sạch răng, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng mà còn giúp hạn chế tình trạng kênh răng sứ. Khi làm sạch vôi răng, bề mặt răng phẳng hơn và thuận lợi trong việc gắn mão sứ. Vôi răng chưa được làm sạch sẽ cản trở việc gắn răng. Chúng làm cho chất hàn gắn không bám chắc, dễ gây ra tình trạng hơi răng sứ và kênh cộm.

lay-cao-rang
Kỹ thuật lấy cao răng

Bọc răng sứ bị kênh cộm có đau không?

Khi răng sứ bị kênh cộm, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy bởi chúng gây ra những ảnh hưởng sau:

  • Cảm giác vướng víu, khó chịu. Khi răng gắn sai vị trí khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn và hoạt động giao tiếp hằng ngày. Bạn sẽ xuất hiện thói quen xấu là dùng lưỡi đẩy qua đẩy lại. Về lâu dài, điều này khiến răng bị xô lệch.
  • Mất tính thẩm mỹ. Răng bị kênh sẽ làm mất tính tự nhiên của hàm răng. Đặc biệt ở những bị trí như: răng cửa, răng nanh.
  • Nguy cơ sâu răng, hôi miệng,… bởi vi khuẩn dễ tích tụ và tạo mảng bám tại vị trí kênh cộm.

Trên thực tế, bọc răng sứ bị kênh cộm có đau không còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Một số trường hợp nặng, chúng có thể gây ra tình trạng đau nhức lên vùng thái dương hàm, đặc biệt khi ăn nhai.

Bọc răng sứ bị kênh cộm là lý do dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, lựa chọn nơi bọc răng sứ uy tín rất cần thiết, đặc biệt đối với trường hợp bọc răng sứ dính liền. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi làm và nên đến nha khoa sớm nếu bạn gặp phải tình trạng này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *