BỌC RĂNG SỨ BAO LÂU THÌ HỎNG? TUỔI THỌ BAO NHIÊU

Bọc răng sứ bao lâu thì hỏng? Với những công dụng mà nó mang lại, chi phí bỏ ra là khá lớn. Vì thế, số năm mà sử dụng răng sứ là vấn đề được nhiều người quan tâm. 

1. Tuổi thọ của răng sứ là bao lâu?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại răng sứ khác nhau. Vì thế, mỗi loại răng sứ sẽ có tuổi thọ khác nhau. Răng sứ toàn sứ có tuổi thọ gấp nhiều lần so với răng sứ kim loại. Thông thường, răng sứ kim loại có tuổi thọ từ 5 đến 10 năm, còn răng sứ toàn sứ có tuổi thọ trên 10 năm, thậm chí vĩnh viễn. 

Để biết được răng sứ có tuổi thọ bao nhiêu phải tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể: 

  • Tay nghề bác sĩ
  • Loại răng sứ sử dụng
  • Cách chăm sóc răng sứ
  • Tình trạng sức khỏe răng miệng
  • Vị trí làm răng sứ 

>>> Tham khảo bài viết: Bọc răng sứ có bền không? Nên bọc hay dán răng sứ?

2. Bọc răng sứ bao lâu thì hỏng

Như vậy, nếu bạn làm răng ở nha khoa uy tín, lựa chọn dòng răng sứ phù hợp và chăm sóc răng đúng cách, răng sứ sẽ có độ bền cao. Ngược lại, nếu làm ở nha khoa không uy tín và răng sứ kém chất lượng. Điều này dẫn đến tình trạng răng sứ dễ bị hỏng sau khi làm. Không ít khách hàng gặp nhiều biến chứng sau một thời gian sử dụng răng sứ. Vì vậy, bác sĩ khuyên bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ này. 

Hiện nay, một số nha khoa có chính sách bảo hành sau khi làm răng sứ thẩm mỹ. Chính sách bảo hành nhiều năm sẽ giúp bạn an tâm hơn về vấn đề này. Nếu trong thời gian bảo hành, bạn gặp phải bất kỳ vấn đề gì, nha khoa chịu hoàn toàn trách nhiệm và bạn không phải chi trả bất kỳ chi phí nào. 

3. Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hỏng

Khi răng sứ bị hỏng sẽ gây ra nguy hiểm cho răng miệng. Vì thế, bạn cần phát hiện kịp thời để điều trị, hạn chế những rủi ro. Vậy, làm sao để biết răng sứ bị hỏng? Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hỏng là gì?  Sau đây là một số triệu chứng giúp bạn sớm phát hiện khi răng sứ bị hỏng. 

3.1, Răng sứ bị kênh cộm

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi răng sứ có nguy cơ bị hỏng là tình trạng bị kênh cộm sau một thời gian sử dụng. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu mà nhiều người gặp phải. Việc kênh cộm sẽ khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn và chức năng ăn nhai bị giảm sút. Vì vậy, bạn đang gặp phải tình trạng này, nên đến nha khoa để kiểm tra sớm. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, khách hàng sẽ không chịu bất kỳ tổn thương nào. Ngược lại, việc cố gắng sử dụng khi răng sứ bị kênh, cộm sẽ khiến răng thật bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

3.2, Răng sứ xuất hiện vết nứt

Với những lý do khách quan và chủ quan như va đập mạnh, sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng răng sứ có những vết rạn nứt trên bề mặt răng sứ. Khi gặp tình trạng này, việc cần làm là đến nha khoa để thay răng sứ khác. Nếu tiếp tục sử dụng, thức ăn sẽ lọt vào những vết rạn nứt. Nó không chỉ làm cản trở việc vệ sinh răng miệng mà còn tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn tấn công.

3.3, Viêm lợi, chảy máu chân răng

Trong quá trình ăn uống hay vệ sinh răng miệng, người bệnh thường gặp phải tình trạng chảy máu chân răng. Cùng với đó, nướu có màu đỏ thẫm, sưng gây ra cảm giác đau và khó chịu. Đây là dấu hiệu mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

3.4, Viền nướu bị đen

Trường hợp này thường diễn ra ở loại răng sứ kim loại. Bởi loại răng sứ này được bao bọc bởi 1 lớp kim loại/titan. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng, răng sứ bị oxi hoá dẫn đến nướu răng có màu đen.

3.5, Hở chân răng, tụt nướu

Vấn đề hở chân răng xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong quá trình gắn răng sứ, nha khoa sử dụng chất gắn không tốt cũng gây ra tình trạng hở chân răng. Hơn nữa, cách chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng dẫn đến hở chân răng và tụt nướu. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác ê buốt răng.

Trên đây là một số dấu hiệu rõ nhất khi răng sứ bị hỏng. Nếu bạn đang gặp phải 1 trong những vấn đề đó, nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra trước khi xảy ra thêm các biến chứng khác. Hơn nữa, việc kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/ lần là việc hoàn toàn cần thiết để bảo vệ răng miệng và kéo dài tuổi thọ răng sứ. 

Chúc bạn có một hàm răng khỏe đẹp nhé!

Tìm hiểu: Nha khoa Sunshine lừa đảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *